Giới thiệu sách
Tư Duy Như Một Triết Gia
“Tư duy như một triết gia” của tác giả Peter Cave nằm trong bộ sách Tư duy của Omega+, được mua bản quyền từ nhà xuất bản Bloomsbury là một trong những nhà xuất bản nổi tiếng nhất thế giới. Bên cạnh các ấn phẩm phổ thông, Bloomsbury còn tập trung phát triển mảng sách học thuật, mang đến những tác phẩm có giá trị học thuật cao trong các lĩnh vực như triết học, lịch sử, kinh tế, và chính trị. Bộ sách Tư duy gồm có 3 cuốn: “Tư duy như một triết gia” - Peter Cave, "Tư duy như chính trị gia" - Graeme Garrard & James Bernard Murphy, "Tư duy như kinh tế gia" - Robbie Mochrie.
“Tư duy như một triết gia” - được viết bởi Peter Cave là một triết gia, tác giả người Anh. Cuốn sách diễn giải những ý tưởng phức tạp bằng ngôn ngữ dễ hiểu, hài hước mà vẫn giữ được tính học thuật, giúp phá vỡ định kiến rằng triết học là khô khan và chỉ dành cho các học giả, từ đó khuyến khích mọi người sử dụng tư duy triết học để sống ý nghĩa hơn.
“Tư duy như một triết gia” là một cuốn sách vừa mang tính triết học nhưng cũng rất gần gũi với đời sống thường ngày của chúng ta. Trong mỗi chương của cuốn sách, Peter Cave đã tập trung vào một triết gia, bằng cách giới thiệu ngắn gọn về cuộc đời, bối cảnh lịch sử và những tư tưởng quan trọng nhất của 30 triết gia nổi tiếng từ phương Đông đến phương Tây, bao gồm những cái tên quen thuộc như Socrates, Nietzsche, Simone de Beauvoir và Lão Tử.
Đặc biệt, khi kết thúc mỗi chương Cave luôn có một phần hướng dẫn cách “suy nghĩ như” triết gia đó, điều này giúp tạo nên một lộ trình thực tiễn để độc giả áp dụng tư duy triết học vào cuộc sống. Ví dụ, ông diễn giải về cách mà Nietzsche đối mặt với nghịch cảnh hay cách Simone de Beauvoir thách thức những khuôn khổ truyền thống để khẳng định giá trị cá nhân.
Không chỉ dừng lại ở việc trình bày tư tưởng, Peter Cave còn liên hệ chúng với những vấn đề hiện đại như tự do ngôn luận, quyền động vật, biến đổi khí hậu và đạo đức lãnh đạo. Nhờ đó, ông chứng minh rằng triết học không chỉ là một môn học trừu tượng mà còn là công cụ mạnh mẽ để đối diện với những câu hỏi và thách thức của xã hội ngày nay.
Với lối viết hài hước, thông minh và đầy cuốn hút, cuốn sách thực sự là nguồn cảm hứng để độc giả đặt ra những câu hỏi sâu sắc về chính mình và thế giới.
Ba triết gia trên bìa đó là Baruch Spinoza, Friedrich Nietzsche và Immanuel Kant
Baruch Spinoza: Triết gia Hà Lan-Do Thái, một trong những triết gia quan trọng nhất của thế kỷ 17, một trong những người tiên phong của Thời kỳ Khai sáng.
Friedrich Nietzsche: Triết gia người Đức, một nhân vật quan trọng và có ảnh hưởng lớn trong triết học, đã có tác động đến chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa hậu hiện đại, phân tâm học và các tư tưởng khác.
Immanuel Kant: Triết gia người Đức, một trong các triết gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại, người luôn cố gắng lý giải mối quan hệ giữa lý trí và kinh nghiệm của con người, tự coi mình là người dẫn đường cho những ai theo chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa kinh nghiệm.
Cuốn sách phù hợp cho các độc giả phổ thông muốn bắt đầu tìm hiểu hoặc mở rộng kiến thức về triết học.
Trích dẫn sách Tư Duy Như Một Triết Gia
“Các triết gia có vẻ ngoài rất khác nhau, từ dáng hình đến tầm vóc, và tư tưởng của họ cũng vậy. Có người phô trương, phóng khoáng; có người lại tỉ mỉ, trau chuốt. Có người dí dỏm và lôi cuốn; có người lại khuôn phép và trang nghiêm. Nhiều người, chẳng hạn như những nhà hiền triết, trở nên vĩ đại vì mang đến cho thế giới một cách nhìn toàn diện về mọi thứ; nhiều người khác lại tập trung vào những khía cạnh hẹp hơn. Một số nhắm đến mục tiêu thay đổi cách suy nghĩ của mọi người; số khác lại cố gắng thay đổi cuộc sống của nhân loại. Quả thật, ở một số người, cuộc đời và triết lý hòa quyện với nhau; họ sống theo triết lý của riêng mình.”
“Tư duy triết học đòi hỏi phải suy nghĩ thấu đáo về mọi việc. Wittgenstein - e rằng tên ông sẽ xuất hiện khá nhiều trong cuốn sách này - đã cường điệu hóa: “Thảo luận triết học thì có lợi gì? Nó hệt như một giờ học piano vậy.””
“Lão bà thông thái trầm tư; một nửa khuôn mặt giờ chìm trong bóng tối. Bà ngước mắt lên nhìn những vì sao xa, hàng lông mày rậm khẽ nhíu lại. Chàng trai trẻ cảm thấy như cả một vũ trụ hiểu biết đang ẩn trong ánh mắt đó. Cuối cùng, bà thì thầm câu trả lời: “Cuộc đời là một dòng suối.”
“Khi nhìn ra thế giới xung quanh, không có bằng chứng nào cho thấy có một thứ gì đó hỗn độn nhưng vẫn trọn vẹn, nhưng có lẽ nó có thể được chứng minh bằng một lý luận hoàn hảo nào đó.”
“Bertrand Russell từng nhận xét rằng, quan điểm của triết học là bắt đầu bằng một điều gì đó đơn giản đến mức dường như không đáng nói, và kết thúc bằng một điều gì đó nghịch lý đến mức chẳng ai tin. Trên thực tế, liệu đó có phải là điểm đáng nghi ngờ hay không, nhưng chắc chắn nhiều người không phải là triết gia có thể tin rằng đó là kết quả của rất nhiều hoạt động triết học.”
“Đáng ngạc nhiên là tư duy triết học có thể cho chúng ta thấy nhiều điều về thế giới - và cuộc sống của chúng ta bên trong nó - mà không cần tham gia trực tiếp vào bất kỳ nghiên cứu thực nghiệm nào. Đó là một đặc điểm hấp dẫn của triết học, về cách các khái niệm của chúng ta phát triển thông qua ngôn ngữ và cách ngôn ngữ đó thể hiện nhiều thông tin thực nghiệm (kể cả thông tin sai lệch) về thế giới.”
“Tư duy triết học đòi hỏi sự khiêm tốn, và sự khiêm tốn là một giá trị bắt nguồn từ Socrates - sự mỉa mai cũng vậy.”
“Triết học dưới dạng “viết” không thể định hướng cho một người đọc cụ thể và trả lời những hiểu lầm cụ thể, đánh giá cao các nhu cầu, những câu hỏi và những mối lo lắng; hơn nữa, bản thân tác giả cũng không thể học hỏi từ độc giả. Nói thì tốt hơn vì người nói có thể tính đến bối cảnh, vẻ bối rối hoặc ngạc nhiên của những người xung quanh, trong khi văn bản viết thì thiếu sự linh hoạt đó; nó thiếu sự tham gia sôi nổi của các cá nhân.”
“Theo quan điểm tất yếu, chúng ta, vốn là những tạo vật, thiếu ý chí tự do, nếu ý chí tự do được hiểu là không tương thích với sự tất yếu như vậy. Hơn nữa, có vẻ như Chúa thiếu tự do để lựa chọn hoặc mong muốn; ở mức độ đó, Ngài thiếu sự tự do thực sự.”
“Chúng ta có thể tự hỏi tại sao lại nảy sinh ý tưởng rằng để hiểu đúng thế giới thì phải áp dụng khái niệm “bản thể”. Có lẽ nó bắt nguồn từ việc chấp nhận một khái niệm chặt chẽ về Chúa, rồi sau đó, trong trường hợp của Spinoza, giải quyết những hệ quả bằng sự nghiêm túc thực sự trong học thuật. Kết quả là, những gì chúng ta nghĩ là các vật thể riêng biệt, như đậu, nhím và con người, thực chất là những biến thể của một bản thể duy nhất đó; chúng giống như sóng trên đại dương. Những biến thể này tồn tại, một cách bí ẩn, cùng với cả thuộc tính mở rộng và thuộc tính tư duy.”
“Triết học hiện đại, Kierkegaard tuyên bố - cụ thể là nghĩ đến Hegel - sở hữu một tiền đề hài hước; nó đã, “theo một kiểu đãng trí mang tính lịch sử thế giới”, quên đi ý nghĩa của việc trở thành một con người. “Không hẳn là ý nghĩa của việc trở thành con người nói chung… mà là ý nghĩa của việc bạn, tôi và anh ấy là con người, là chính con người của mình.””
“Có những khác biệt sinh học rõ ràng và hiển nhiên giữa con người về bản chất, nhưng “thực tế giới” phụ thuộc một phần vào các điều kiện chính trị xã hội. Bà nhấn mạnh rằng không có thực tế sinh học nào về “nữ tính”, nhưng có những khác biệt chính trị xã hội được tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta hãy lưu ý rằng thật kỳ lạ khi tin rằng chính trị xã hội, văn hóa, phong tục không có bất kỳ cơ sở nào trong sinh học và môi trường của con người. Ta hãy lưu ý thêm rằng, bất kể bắt nguồn từ đâu, các nguồn gốc chính trị xã hội cho một tình trạng không hẳn sẽ tạo ra sự không mong muốn. Một số nguồn gốc đã dẫn đến kết quả có lợi; một số thì không. Một số đã dẫn đến sự đối xử công bằng hơn; một số nguồn khác hạn chế các quyền tự do quan trọng.”
“Chủ nghĩa hiện sinh, khi hiểu một cách thô trọng, cho chúng ta biết rằng các giá trị, dù là đạo đức, chính trị hay thẩm mỹ, đều được lựa chọn một cách tự do. Chúng treo tự do khỏi thế giới thực nghiệm; chúng lơ lửng tự do khỏi cảm xúc của chúng ta, khỏi lý trí, khỏi bất kỳ ý thức nào về nghĩa vụ hoặc lương tâm. Chẳng hạn, chúng ta có thể cân nhắc rằng việc tố giác có thể khiến người nhân viên mất việc hoặc xe không người lái sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng nhiều người. Những sự kiện đó, cùng với cảm xúc của chúng ta về chúng và sự cân nhắc của chúng ta, không đủ để cho chúng ta biết chúng ta nên làm gì. Điều đó tạo ra nỗi thống khổ của sự tự do của chúng ta; chúng ta phải lựa chọn. Ý chí lựa chọn là tự do và trống rỗng. Ngoài ra, chúng ta có thể tự hỏi, tại sao lại phải bận tâm đến việc thu thập thông tin và cân nhắc, nếu cuối cùng, lựa chọn của chúng ta có thể đi theo bất kỳ hướng nào?”
“Tư duy triết học của chúng ta có thể giúp chúng ta nhận ra rằng cuộc sống còn nhiều điều hơn là những trải nghiệm. Nó cũng khiến chúng ta ít nhất phải đặt câu hỏi về các chương trình của một số triết gia và nhà thần kinh học tìm cách hiểu cuộc sống con người thông qua trí tuệ nhân tạo hoặc kiến thức chi tiết hơn về khoa học thần kinh.”
“Sự mở rộng trong đánh giá triết học của chúng ta có thể diễn ra thông qua âm nhạc, thông qua bài hát, thông qua opera - và thông qua các loại hình nghệ thuật khác. Nói một cách nghịch lý, tư duy triết học không nhất thiết phải giới hạn trong tư duy. Trong Winterreise của Schubert, âm nhạc và lời bài hát mô tả người đàn ông chơi đàn quay (hurdy-gurdy) trên tuyết, chơi tốt hết sức mình. Có lẽ do chủ nghĩa ẩn dật, có lẽ do sự cam chịu của Beckett, có lẽ theo Đạo giáo, ông để “mọi thứ diễn ra theo ý muốn, mặc dù không ai muốn lắng nghe; tiếng đàn quay của ông không bao giờ dừng lại”.
“Trong Lời mở đầu, bài thơ “Ithaka” của Cavafy ra lệnh cho chúng ta luôn ghi nhớ Ithaka. Sau đó, bài thơ thúc giục “đừng vội vã hành trình/Tốt hơn cứ để nó kéo dài theo năm tháng”. Trong quá trình xây dựng triết lý của chúng ta, Ithaka có thể vẫn khó nắm bắt – nhưng trong suốt hành trình, bất kể chúng ta đang làm gì, suy nghĩ gì, tìm kiếm điều gì, từ tầm thường đến vĩ đại, đều xứng đáng để triết lý, để quay trở lại với câu nói cổ xưa gắn liền với Nietzsche (Chương 20), và chắc chắn là có nói đến triết học: “Mọi thứ đều gắn kết với nhau.””
Nhận xét, đánh giá của chuyên gia dành cho cuốn sách Tư Duy Như Một Triết Gia
“Peter Cave giới thiệu đến độc giả 30 nhà tư tưởng khác nhau. Không phải tất cả đều được coi là triết gia học thuật; một số người có thể được xem như hiền triết, nhà thơ hoặc nhà viết kịch. Tuy nhiên, mỗi người đều mang đến những điều quan trọng về các vấn đề thiết yếu như lý trí, khoa học, tình dục và trách nhiệm, cùng những chủ đề khác. Cách tiếp cận của Cave là giới thiệu từng nhà tư tưởng thông qua các câu hỏi mà họ chọn đặt ra. Từ Sappho đến Wittgenstein, từ Arendt đến Spinoza, chúng ta có cơ hội bước vào thế giới tư tưởng của từng nhân vật và cùng suy ngẫm một cách thú vị. Đây là một phương pháp hiệu quả và lôi cuốn hơn nhiều so với tiểu sử trí tuệ đơn thuần hay tóm tắt các ý tưởng chính. Một cuốn sách hấp dẫn và đầy giá trị.” - Tom Sorell, Giáo sư Chính trị và Triết học, University of Warwick.
“Hãy đọc cuốn sách này. Có thể bạn sẽ không học được cách yêu như Sappho, chữa bệnh như Avicenna, suy ngẫm như Spinoza, cải trang như Kierkegaard hay vượt qua bất kỳ thiên tài lập dị nào khác trong cuốn sách này. Nhưng nếu bạn học được cách suy nghĩ như Peter Cave - với sự mới mẻ, hài hước, khách quan và sâu sắc - bạn chắc chắn sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng.” - Giáo sư Felipe Fernandez-Armesto, University of Notre Dame
“Đây là một hướng dẫn lý tưởng cho tư duy triết học; cuốn sách không cố gắng tóm lược quan điểm của các nhà tư tưởng được đề cập thành những gạch đầu dòng, mà thay vào đó, tiếp cận chúng một cách sâu sắc và dí dỏm. Peter Cave là người đồng hành hoàn hảo cho một chuyến dạo chơi chậm rãi nhưng đầy sáng suốt qua những mê cung triết học này.” - Derek Matravers, Giáo sư Triết học, The Open University, Thành viên của Churchill College, Cambridge.
Thông tin tác giả Peter Cave
Peter Cave là triết gia, tác giả người Anh. Ông theo học triết học tại University College London và King's College Cambridge, sau đó giảng dạy tại nhiều trường đại học, bao gồm University College London, University of Khartoum và City University London. Ngoài ra, ông cũng tham gia các chương trình triết học trên BBC Radio và thường xuyên viết bài cho các tạp chí triết học. Bên cạnh Tư duy như chính trị gia, Peter Cave còn là tác giả của nhiều cuốn sách như:
- Humanism: A Beginner's Guide (Chủ nghĩa nhân văn: Một hướng dẫn cho người mới bắt đầu)
- The Myths We Live By (Những bí ẩn trong cuộc sống)
- Can a Robot Be Human?: 33 Perplexing Philosophy Puzzles (Liệu robot có thể trở thành người?: 33 vấn đề hóc búa trong triết học)
- This Sentence is False: An Introduction to Philosophical Paradoxes (Câu này không đúng: Giới thiệu về các nghịch lý trong triết học).
Sách Tư Duy Như Một Triết Gia của tác giả Peter Cave, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark