TẤT CẢ DANH MỤC

Tiếng Chuông Pháp Cổ

  • Giá bán: 79.200 ₫ 99.000 ₫
  • Tiết kiệm: 19.800 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Tiếng Chuông Pháp Cổ

Giống như tên gọi Tiếng chuông pháp cổ, cuốn sách là tiếng nói của đạo Phật, một tôn giáo đã đồng hành cùng nhân loại trong hơn 2 nghìn năm lịch sử. Tiếng nói ấy, là pháp của Phật, từ ngàn xưa vọng đến ngày nay, đến thời đại mà chúng ta đang sống, đề cập đến những vấn đề cấp thiết của từng gia đình, từng cá nhân: bạo lực gia đình, cách nuôi dạy con, sinh con trai hay con gái, vấn đề phẫu thuật thẩm mỹ, vấn đề “nhảy việc”

Tiếng Chuông Pháp Cổ - Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Việc trong cuộc đời, muôn hình vạn trạng, hay nhất vẫn là dùng trí tuệ siêu việt của đạo Phật để quán chiếu, quan sát. Việc của nhân gian, tầng tầng lớp lớp, tối ưu nhất vẫn nên dùng lòng từ bi của giáo lý mà gắn kết, tương tác. Bản thân là một người xuất gia, hơn nữa 13 tuổi đã thế phát nhập tự, thì thử hỏi những chuyện của thế gian này hay biết được bao nhiêu? Nông sâu thế nào? Nói một lời thật lòng, tôi chẳng biết gì cả. Công việc của tôi là nghiên cứu Phật học và hành trì theo giáo pháp. Và chẳng qua tôi chỉ đi từ một góc độ tiếp cận khác, với một lập trường khác, chia sẻ cùng quý vị những cảm nhận của bản thân về chuyện nhân gian, xã hội.

Tôi xuất gia học Phật hơn nửa thế kỷ, nhưng dẫu sao cũng chỉ là một con người bình thường như bao người khác, cũng có cha, mẹ, thầy, bạn, huynh đệ, và nhất là bản thân cũng đang sống giữa lòng nhân gian. Tuy không trải qua những vất vả của một người có vợ có con, nhưng tôi cũng có những kinh nghiệm trong vai trò làm con, làm trò, làm đệ tử, làm thầy giáo. Mục đích cao cả nhất khi tôi quyết định xuất gia học Phật chính là muốn mang sở biết của mình, mang những gì bản thân có được và có thể được, dâng tặng cho tất cả những ai cần đến sự dâng tặng của tôi. Thế nên, tôi yêu thương từng sự sống trong cuộc đời này và cũng quan tâm đến nỗi đau mà người thế gian phải gánh chịu, từ đó luôn tự nhắc mình phải học tập không dừng nghỉ cũng như dâng tặng cuộc đời trọn vẹn, tất cả không hối tiếc. Trong quá trình ấy, tôi nhận ra nhân gian cần tình thương ấm áp, cuộc đời này cần một sự hòa bình gắn kết dài lâu. Và lòng từ bi và trí tuệ của đạo Phật hoàn toàn có đủ khả năng thỏa mãn các vấn đề này.

Một người xuất thế gian lại đi luận bàn những chuyện thường ngày trong thế tục, nếu nhìn bằng cái nhìn cứng nhắc của thế thường thì tôi đang làm một việc phi lý vô bổ, hơn nữa còn vượt ngoài bổn phận của một người xuất gia. Nhưng thực ra, giáo pháp của Đức Phật được thiết lập ra vì “hóa mê đạo tục” (chỉ rõ sự mê lầm và dẫn dắt thế gian), vậy nên nếu tách giáo lý của Như Lai ra khỏi cuộc sống này thì hóa ra biến giáo lý ấy thành ra vô dụng ư. Vậy nên trong Pháp bảo đàn kinh, Đại sư Huệ Năng mới nói: “Phật Pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác.”

Mục lục

  •  Lời tựa
  • Cẩn thận xử lý các tình huống bạo lực gia đình
  • Thiên tai phải chăng là sự trừng phạt của đất trời
  • Không mình thì ai đây
  • Đã nuôi thú cưng thì “cưng” chúng cho trọn đời.
  • Tâm tịnh, quốc độ sẽ tịnh
  • Sử dụng xâu chuỗi hợp lý
  • Quan niệm đúng đắn về cái chết
  • Nói không với ngoại tình
  • Người nghiện ngập rất cần có tôn giáo
  • Làm lợi cho người chính là làm lợi cho mình
  • Liệu có “đoán” được “mệnh” không?
  • Con cái phải chăng là “người thu nợ?”
  • Vợ chồng là oan gia?
  • Thử nhìn thảm án gia đình từ góc nhìn thấu cảm
  • Tránh tạo khẩu nghiệp
  • Sao hiện đời không thấy quả báo?
  • Biết người, biết ta, biết tiến thoái
  • Cách ứng xử với trẻ nổi loạn
  • Hãy để tin đồn trở thành vô nghĩa dưới ánh sáng trí tuệ
  • Nên để tang thủ hiếu thế nào cho hợp lý?
  • Có cách chọn lựa nào khác ngoài đi tu và lập gia đình?
  • Tinh thần hiếu đạo trong thời hiện đại
  • Khi con cái không biết cha mẹ đẻ của mình là ai
  • Năm quốc tế gia đình
  • Thương cho roi cho vọt
  • Tình yêu thầy trò
  • Phát hành tranh, tượng và thờ phụng tranh, tượng thế nào cho đúng?
  • Con trai con gái gì cũng tốt cả
  • Quan điểm về hòa hợp tôn giáo
  • Chỉnh sửa dung mạo có thay đổi vận mệnh?
  • Tổ chức sinh nhật ý nghĩa
  • Bệnh “than” và hiện tượng “nhảy việc”
  • “Diệu pháp” giúp thân tâm an lạc
  • Tọa thiền có phải là tu?
  • Tội do tâm sinh, lại từ tâm diệt
  • Trồng rau sạch thu tiền sạch
  • Thay đổi quan điểm trong việc chia gia sản
  • Một người già sáng suốt
  • Tội nặng, trả báo nhẹ và định nghiệp khó chuyển
  • Đừng mê tín những việc phép màu

Trích đoạn nội dung:

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa con người với nhau, nhưng đôi khi nó lại trở thành hung khí hủy hoại tình cảm giữa những con người. Nghe xong tin đồn mà nóng nảy thì tin đồn càng nguy hiểm. Vậy nên, chỉ khi nào giữ được bình tĩnh và lý trí, bạn mới có thể biết cách mở nút thắt này một cách khéo léo.

Việc đầu tiên sau khi nghe tin đồn là hãy tự ngẫm lại bản thân, nếu sự thật đúng như lời đồn thổi thì thành tâm sửa đổi, còn bằng như lời đồn không đúng sự thật thì cứ gạt bỏ ngoài tai, không nên vướng mắc.

Phàm sinh ra là con người trong xã hội này, con người ta không thể tự cô lập mình, trái lại phải có sự kết nối với mọi người, chí ít là chung quanh mình. Vậy nên, trong cộng đồng, không nên cứ ngây thơ mà thích tiến là tiến, muốn lùi là lùi. Bởi lẽ, môi trường sống của chúng ta không hoàn toàn do chúng ta chi phối, cho dù bản thân muốn vậy cũng không thể vậy. Và chính vì vậy, khi xác định là một thành viên trong cuộc sống này, buộc người ta phải ý thức rằng bản thân phải tự trau dồi kỹ năng biết người, biết mình và biết khi nào nên tiến khi nào nên lùi.

Biết mình tức là phải hiểu rõ sở trường, sở đoản của bản thân, muốn giành được một vị trí nào đó thì nên tăng giảm thứ gì, có như vậy mới có thể tiến, lùi. Nếu bạn không muốn điều chỉnh, phát triển và sửa đổi bản thân, rất khó để kiểm soát những tiến bộ và rút lui.

Sau những chỉnh sửa thẩm mỹ, mũi có thể cao hơn, mắt một mí hóa thành hai mí, đôi môi dày bỗng trở nên mỏng hơn, gợi cảm hơn… Những điều đó có thể khiến cho những người chung quanh bạn cảm thấy mới lạ, bạn ưa nhìn hơn, đẹp hơn. Song, nếu nội tâm bạn không thay đổi, cho dù ngoại hình bạn có biến tấu thành thế nào đi nữa thì vận mệnh bạn vẫn không đổi dời, dù chỉ một chút. Nói khác đi, sự tín nhiệm và lòng mong mỏi của người khác ở bạn sẽ không có gì thay đổi nếu bạn chỉ thay đổi ngoại hình mà quên sửa đổi thái độ.

Người quan tâm đến bạn sẽ để ý đến tính cách và tâm địa của bạn, trong khi những người vô can với bạn chỉ nhìn bạn qua diện mạo bên ngoài. Trong cuộc sống này, mỗi người đều có một vai diễn trong lòng xã hội. Song, để hoàn thành vai diễn ấy, người ta không chỉ có mỗi việc trang điểm cho gương mặt của mình; điều mà xã hội cần và đòi hỏi còn là thân phận thực tế trong mối quan hệ giữa người với người, là quan điểm, lập trường, là điều mà mình nghĩ và làm, là những cống hiến và tầm ảnh hưởng đến xã hội. Tất cả những thứ ấy mới là cái quan trọng mà xã hội đòi hỏi. Nếu chỉ đơn thuần dựa vào điểm phấn tô son thì chẳng hóa ra tự mình biến mình thành một món đồ trang trí, mất hẳn đi giá trị hiện thực rồi sao?

Thông tin tác giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm

Sinh (1930 -2009) xuất gia từ năm 13 tuổi. Ngài đã từng nhập thất sáu năm tại núi Cao Hùng, Đài Loan, đi du học tại Nhật Bản, nhận bằng Tiến sĩ văn học, đảm nhận Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phiên dịch Kinh Phật, sáng lập ra Pháp Cổ Sơn… Bằng những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đem lại lợi ích cho mọi người, Ngài được coi là một trong bốn vị Hòa thượng nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất tại Đài Loan thời hiện đại. Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm được xem là một trong những nhà lãnh đạo tâm linh của thế giới có sức ảnh hưởng rộng lớn nhất, cho đến khi thầy viên tịch vào năm 2009. Còn tại Đài Loan (Trung Quốc), với vai trò vị sáng tổ của hệ phái Pháp Cổ Sơn, thầy được tôn xưng là một trong “Tứ đại thiên vương”, tức nhóm bốn vị đại sư sáng lập và điều hành bốn cộng đồng Phật giáo có sức tác động to lớn nhất tại nơi này.

Vốn là truyền nhân của đại sư Thái Hư – một trong những nhà sư khai sáng đường lối Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism) – Pháp sư Thánh Nghiêm luôn tích cực vận động việc phát triển đạo Phật theo đường lối này, tức luôn gắn hoạt động Phật giáo với những mục đích đóng góp thiết thực cho sự tiến bộ và lành mạnh của đời sống cộng đồng. Có lẽ cũng chính vì chủ trương và lý tưởng ấy, bạn đọc khi lướt qua từng trang của quyển sách này đều cảm nhận rõ Pháp sư đã luôn dõi sát theo từng biến động của thế cuộc nhân sinh, không chỉ tại Đài Loan, mà dường như ở tầm nhân loại. Bởi sự hiểu biết ấy chính là cửa ngõ để những góc nhìn Phật giáo có thể tham gia vào công cuộc chữa lành những vết thương của đời sống thế gian.

Sách Tiếng Chuông Pháp Cổ của tác giả Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Tiếng Chuông Pháp Cổ để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Tiếng Chuông Pháp Cổ

Tiếng Chuông Pháp Cổ

Giá bán tại NetaBooks: 79.200 ₫ 99.000 ₫
Tiết kiệm: 19.800 ₫-20%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng