Hoàng Đạo Thúy
Sinh (1900 – 1994) là nhà giáo dục, nhà biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam. Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho ở làng Kim Lũ, xã Đại Kim, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông học trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học và tích cực tham gia các phong trào cứu tế xã hội, truyền bá quốc ngữ và là thủ lĩnh của phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam. Sau năm 1945, ông gia nhập quân đội và lần lượt đảm đương nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền đương thời cho đến khi về hưu.
Hoàng Đạo Thúy hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trong lĩnh vực nào cũng để lại những dấu ấn đặc biệt. Ông đã viết nhiều tác phẩm về giáo dục, xã hội, chính trị, quân sự, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là những tác phẩm nghiên cứu lịch sử văn hóa Hà Nội. Ông được mệnh danh là nhà Hà Nội học hàng đầu của Việt Nam.
Xuất thân trong một gia đình nhà Nho yêu nước tại làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì, Hà Nội; học Trường Bưởi, tốt nghiệp Thành chung, sau đó dạy học tại Trường Tiểu học Sinh Từ; là thủ lĩnh phong trào Hướng đạo sinh Việt Nam tại Bắc Kỳ; giữ nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội và là đại biểu Quốc hội khóa 1, 2…
Ông làm báo, viết văn, nhưng chuyên tâm nhất là khảo cứu. Ông đặc biệt ưa thích tìm hiểu và giới thiệu vẻ đẹp đất nước. Các tác phẩm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Người và cảnh Hà Nội, Đi thăm đất nước ta, Phố phường Hà Nội xưa… đã cung cấp nguồn tư liệu lớn, quý báu về lịch sử, địa lý và văn hóa nước ta. Với nhiều cuốn được nhận giải thưởng của Hà Nội, Hoàng Đạo Thúy đã trở thành một trong những nhà Hà Nội học tâm huyết nhất.
CÁC TÁC PHẨM CHÍNH:
- Hướng đạo sinh (1929)
- Bác Hai Bền (1941)
- Trai nước Nam làm gì? (1943)
- Nghề thầy (1944)
- Sát Thát (1958)
- Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1969)
- Phố phường Hà Nội xưa (1974)
- Người và cảnh Hà Nội (1982)
- Đi thăm đất nước ta (1978)
- Đất nước ta (Chủ biên, 1989)
- Hà Nội thanh lịch (1996)