TẤT CẢ DANH MỤC

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng)

Miễn phí giao hàng

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng)
  • Giá bán: 378.000 ₫ 420.000 ₫
  • Tiết kiệm: 42.000 ₫-10%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    08 - 2022
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    848

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng)

Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam diễn ra vào những thập niên đầu của thế kỉ XX là một trong những hiện tượng nổi bật trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Bằng nhiều hoạt động quan trọng, phong trào đã tạo ra những bước ngoặt mới góp phần thúc đẩy sự phát triển của Phật giáo Việt Nam trong những thập kỉ tiếp theo. Bài viết này xin được tập trung đi sâu phân tích và trình bày một số nét cơ bản về vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo tại miền Trung đối với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Qua đó góp phần bổ cứu nguồn tư liệu nhằm làm phong phú thêm đặc điểm của lịch sử tư tưởng dân tộc diễn ra vào thế kỉ XX.

[...]

Để viết nên được công trình này quả là một câu chuyện dài với rất nhiều điều cần tâm sự. Tính mới, mức độ hấp dẫn và kì thú đã lôi cuốn, thúc đẩy chúng tôi tìm tòi, nghiên cứu để kiện toàn dần bức tranh chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Và cũng thật bất ngờ, từ trong quá trình ấy, chúng tôi đã tiếp cận được cả một kho tàng tri thức vô cùng lớn lao mà các thế hệ tăng ni, Phật tử và các cư sĩ hữu công đã cống hiến cho phong trào. Chúng tôi đã khám phá ra rất nhiều điều mới mẻ mà từ trước đến nay gần như vẫn còn vắng bóng trong các công trình nghiên cứu của các học giả đi trước. Chẳng hạn như khi nói về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, chúng ta thường chỉ nghe nhắc đến tên gọi của các tổ chức như Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học, Hội Lưỡng Xuyên Phật học,... ở miền Nam; Hội An Nam Phật học, Hội Phật học Đà Thành ở miền Trung; hay Hội Phật giáo Bắc Kì và Hội Phật giáo Bắc Kì Cổ sơn môn ở miền Bắc. Tuy nhiên trên thực tế đã có nhiều tổ chức được thành lập trong giai đoạn này. Ở miền Nam, có 5 tổ chức mới được phát hiện là Hội Phật giáo Thiện hữu, Hội Phật Di Đà, Hội Phật giáo Quan Âm Tịnh độ, Kim Liên xã Cư sĩ Lâm và Hội Phước thiện nhà Phật. Ở miền Trung, Hội Thiện sinh Trung Kì được thành lập tại chùa Diệc Cổ, thành phố Vinh cũng là một điểm mới. Không chỉ mới về phương diện tổ chức mà Hội Thiện sinh Trung Kì còn có rất nhiều điểm tương đồng so với cách thức tổ chức và sinh hoạt của các Gia đình Phật tử sau này. Hay như ở miền Bắc, trước khi có các tổ chức Phật giáo ra đời thì Nguyễn Gia Huy (Chủ nhiệm báo Thần Nông), Trần Đức Tiến (Hội trưởng Hội Ái hữu Tương tế Đông Dương) đã có nhiều nỗ lực để vận động chính quyền thuộc địa Pháp cho phép thành lập Hội Nghiên cứu Phật học và theo sau đó là ý tưởng thành lập Hội Lục hòa Phật giáo Bắc Kì của Hòa thượng Trí Hải. Đến năm 1949, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội còn có sự xuất hiện của Hội Tăng ni Chỉnh lí Bắc Phần Việt Nam...

Cùng với vấn đề tổ chức, các câu chuyện liên quan đến báo chí, kinh sách Phật giáo, cũng khá thú vị. Qua khảo sát tổng quan các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy rằng, phải từ sau năm 1925, những nỗ lực nghiên cứu, dịch thuật, chú giải kinh sách Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ mới thực sự bắt đầu. Đây cũng là giai đoạn mà các lời kêu gọi chấn hưng, cải cách Phật giáo xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn báo chí. Để vận động tăng ni, Phật tử và các giai tầng trong xã hội ủng hộ cho công cuộc canh tân, đổi mới, sư Tâm Lai đã tập hợp nhiều bài viết khác nhau để hình thành nên công trình “Chấn hưng Phật giáo” (1927). Tiếp đến, vào năm 1929, Nguyễn Kim Muôn cũng đã tiếp tục cho xuất bản một công trình có tên gọi “Chấn hưng Phật giáo” nhằm để thể hiện quan điểm, lập trường chấn hưng của mình. Trong khi ở miền Bắc và miền Nam các cuộc nghị luận bàn về chương trình chấn hưng Phật giáo diễn ra khá sôi nổi thì ở miền Trung lại tương đối trầm lặng hơn. Thay vì đưa ra các chủ trương, đường hướng chấn hưng một cách cụ thể thì các tăng ni, Phật tử ở khu vực này lại tập trung vào việc xây dựng trường lớp và giáo dục tăng ni sinh. Sau gần 8 năm kiên trì vận động, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam cuối cùng cũng chính thức được thực hiện tại Nam Kì vào năm 1931 và sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước. Báo chí Phật giáo với tư cách là cơ quan ngôn luận của các tổ chức đã ra đời. Ngoài các tờ báo đã được giới thiệu lâu nay thì ở miền Nam còn xuất hiện thêm một số ấn phẩm mới như tờ“Cùng bạn”,tờ“Liên hoa Đạo tập”và tờ“Đạo Phật Thích Ca”của Hội Phước Thiện nhà Phật.

Dù thống kê chưa thật đầy đủ song có thể kể tên được các nhân vật đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến Phật giáo ở thời điểm trước năm 1945 như: Nguyễn Kim Muôn (hơn 40 công trình), Đoàn Trung Còn (gần 30 công trình), Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (gần 30 công trình), Lê Văn Giảng (Hòa thượng Hộ Tông, gần 15 công trình) và Hòa thượng Trí Hải (hơn 10 công trình). Cạnh đó, là các văn bản báo cáo, các hồ sơ lưu trữ của mật thám Pháp lẫn giới chức chính quyền thuộc địa khi theo dõi và nhận định về những tác động của phong trào chấn hưng đối với công cuộc trị an. Sẽ thú vị hơn khi bạn biết rằng, báo chí tiếng Việt và cả báo chí tiếng Pháp ở Đông Dương cũng thường xuyên quan tâm đến các hoạt động chấn hưng Phật giáo. Rất nhiều diễn đàn trao đổi tin tức đã xuất hiện trên các tờ báo nhưĐông Pháp Thời báo, Lục tỉnh Tân văn, Hà Thành Ngọ báo, Phụ nữ Tân Văn, Thần Nông báo, Tân Văn, Điện Tín, Sài Gòn...Các thông tin được đăng tải, đi kèm là những ý kiến đóng góp của các giai tầng trong xã hội càng làm cho phong trào chấn hưng Phật giáo trở nên sinh động.

Chúng tôi đã cố gắng tiếp cận và sưu tầm đầy đủ các nguồn tài liệu nêu trên, đồng thời bóc tách những sự kiện, những con số đáng tin cậy nhất để đưa vào công trình này hầu mong mang đến cho bạn đọc một bức tranh chân thực về quá trình vận động cũng như chấn hưng Phật giáo ở miền Nam. Chúng tôi cũng đã tự đặt ra cho mình một số yêu cầu, tiêu chuẩn khá khắt khe khi tiếp cận, luận giải các vấn đề liên quan đến phong trào. Bởi một khi thông tin được phản ánh không trung thực sẽ đưa đến nhiều nhận thức sai lệch. Tất nhiên, sẽ khó tránh khỏi được những sai sót khi mà có quá nhiều nguồn sử liệu, nhiều luồng thông tin và sự kiện cần được rà soát và kiểm chứng một cách tỉ mỉ. Xin được kể ra đây một vài dẫn chứng để thấy được những khó khăn trong quá trình thực hiện công trình này. Về báo chí, chỉ tính riêng Phật giáo đã có gần 30 tờ báo được xuất bản trong giai đoạn này. Dù chung mục đích chấn hưng, nhưng không phải mọi thông tin đều được báo chí phản ánh một cách đồng nhất. Các cuộc bút chiến, bút đàm liên tiếp diễn ra nhiều khi đã làm cho câu chuyện vượt quá giá trị thật ban đầu của nó. Trong khi ở miền Trung, phong trào chấn hưng Phật giáo được chuyển tải khá đầy đủ qua tờNguyệt san Viên Âm,hay ở miền Bắc là tờĐuốc Tuệ,sau đó là tờPhương TiệnBồ Đề bán Nguyệt santhì ở miền Nam, các thông tin liên quan đến phong trào chấn hưng đã bị gián đoạn. Sau năm 1945, các tổ chức Phật giáo ở miền Nam đều bị giải thể. Ngoài tờTinh Tấn- Cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Cứu quốc Nam Bộ, thì từ năm 1945 đến năm 1949, gần như ở miền Nam không có thêm một tờ báo chí Phật giáo nào được xuất bản. Phải đến sau năm 1950, khi các tờ báo nhưTừ Quang, Phật học Tạp chí, Nguyệt san Phật giáo Việt Namxuất bản thì các dữ liệu liên quan đến phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam mới được chuyển tải đầy đủ hơn.

Việc lựa chọn mốc thời gian để tạm thời khép lại giai đoạn 1 của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam cũng cũng là một vấn đề cần phải suy nghĩ. Nếu dựa theo cách phân kì lịch sử của dân tộc thì năm 1954 sẽ được xem là giới hạn cuối. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa thực sự hài lòng bởi trong năm này, Phật giáo không có quá nhiều sự kiện nổi bật để tạo ra những sự thay đổi có tính bước ngoặt. Trước đây, chúng tôi lấy sự kiện thống nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm, Huế vào năm 1951, làm giới hạn cuối chứ không phải là năm 1952 (Giáo hội Tăng già Toàn quốc Việt Nam thành lập). Nguyên nhân là bởi, Giáo hội Tăng già Toàn quốc chỉ dành riêng cho lực lượng tăng sĩ. Trong khi đó, đề cập đến vấn đề thống nhất thì Phật giáo cần phải quy tụ được tất cả các sơn môn hệ phái, các tăng già và cư sĩ cùng tham gia. Dù chưa tạo nên được một sự thống nhất có tính trọn vẹn, nhưng Tổng hội Phật giáo Việt Nam ra đời cũng đã phần nào đáp ứng tốt các yêu cầu và điều kiện này. Trên thực tế, phải đến năm 1953, Tổng hội Phật giáo Việt Nam mới được công nhận chính thức về mặt pháp lí. Cũng trong năm này, Giáo hội Tăng già Nam Việt và Hội Phật học Nam Việt đã đi đến những thỏa thuận rất quan trọng: 1/Thành lập Ủy ban Liên hiệp làm cơ quan chỉ đạo cao nhất cho các hoạt động Phật sự; 2/Suy tôn Hòa thượng Huệ Quang lên ngôi vị Pháp chủ để hiệu triệu và thống nhất Phật giáo đồ trong toàn miền. Do vậy, chúng tôi tạm thời chọn mốc này để làm giới hạn về mặt thời gian nghiên cứu cho công trình. Dù xác định phong trào diễn ra trong giai đoạn 1931-1953, nhưng để làm rõ hơn các nội dung cần nghiên cứu, chúng tôi còn mở rộng phạm vi sang các giai đoạn trước và sau đó. Nhất là giai đoạn tiền chấn hưng Phật giáo và giai đoạn từ sau năm 1953, khi các hoạt động Phật sự ở miền Nam vẫn còn diễn ra rất sôi nổi.

Vượt lên những khó khăn này, công trình đã kịp thời hoàn thiện như là một sự tri ân đối với các sự kiện: 90 năm phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam hình thành (1931-2021) và 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-2021). Với cấu trúc chia làm ba chương, công trình sẽ lần lượt đi vào phân tích và làm sáng tỏ các vấn đề như: Các nhân tố tác động đến sự hình thành phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam; những nội dung chính mà phong trào đã thể hiện; đặc điểm, vai trò của phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam đối với đời sống văn hóa, xã hội, với Đạo pháp cũng như đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc. Dù đã có rất nhiều cố gắng để làm sáng tỏ hơn các vấn đề cần nghiên cứu, song, chúng tôi vẫn cảm thấy chưa thực sự hài lòng. Vẫn còn đó những vấn đề ngổn ngang mà khi đọc công trình này chắc hẳn quý vị sẽ nhận thấy được điều đó. Chúng tôi cũng luôn thành tâm, mong muốn nhận được những lời nhận xét, góp ý chân thành từ quý vị để tiếp tục bổ sung, kiện toàn và nâng cao hơn nữa chất lượng cho công trình.

Đà Nẵng, năm 2021
Tác giả kính bút
Dương Thanh Mừng

Sách Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng) của tác giả Dương Thanh Mừng, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng) để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng)

Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo Miền Nam Việt Nam (Bìa Cứng)

Giá bán tại NetaBooks: 378.000 ₫ 420.000 ₫
Tiết kiệm: 42.000 ₫-10%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng