Giới thiệu sách
Ngữ Pháp Của Tình Yêu
Khi viết về Mạc Khải trong mối tương quan giữa Thiên Chúa với con người, Franz Rosenzweig, một triết gia Do Thái, đã dùng kiểu nói đặc biệt: “Ngữ Pháp của Tình Yêu” (Grammatik des Eros), bởi theo ông, mạc khải và lòng tin thực ra là cuộc tương thoại giữa “Lời” và “Đáp Lời” (Wort – Antwort), và vì thế cần phải được hiểu theo quy pháp của ngôn ngữ, nghĩa là theo tương quan mật thiết giữa ngôi thứ I (tôi) và ngôi thứ II (anh). Tình yêu đích thực luôn tỏ lộ qua mối tương liên này: Lời ngỏ của kẻ yêu (Lover) và lời đáp của kẻ được yêu (Beloved).
Heinrich Fries, một nhà thần học Đức, cũng đã khai triển hai phần đầu tác phẩm “Thần Học Cơ Bản” (Fundamentaltheologie) của ông theo hướng này: “Tin” căn bản là thái độ lắng nghe, đáp lời và Mạc Khải chính là “Lời” của Thiên Chúa chờ đợi được lắng nghe, đáp trả.
“Ngữ Pháp của tình yêu” được biên soạn như một phỏng tác dựa trên cuốn I và II trong tác phẩm “Thần Học Cơ Bản” (Fundamentaltheologie) của Heinrich Fries, với mong ước cho thấy Đức Giêsu Kitô vừa là tột đỉnh của niềm tin vào Thiên Chúa trên bình diện nhân linh vừa là sự hoàn tất mạc khải tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Nói đúng hơn, Đức Kitô chính là Lời trọn vẹn của Thiên Chúa (Wort) và cũng chính Đức Kitô mang lấy mọi người và từng người chúng ta trong Lời Đáp (Antwort) trọn vẹn của Ngài trên Thập Giá.
Sách Ngữ Pháp Của Tình Yêu của tác giả Lm Athanase Nguyễn Quốc Lâm, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark