Giới thiệu sách
Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Việt Nam Thế Kỷ 16-19
“Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16-19” là một công trình nghiên cứu đồ sộ, tâm huyết trong hơn 10 năm trời của giáo sư Trịnh Vĩnh Thường - chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung-Việt, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa Cơ Đốc giáo và chính quyền phong kiến Việt Nam.
Cuốn sách tập trung vào các chính sách đối với Cơ Đốc giáo của các triều đại phong kiến Việt Nam trong suốt ba thế kỷ, bao gồm giai đoạn khoan dung, hợp tác và cả những lúc khốc liệt.
Tác giả không chỉ mô tả những chính sách này mà còn lý giải chứng từ góc độ chính trị, văn hóa và xã hội, giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân sâu xa đằng sau những phản ứng của triều đình.
Dựa trên nguồn tư liệu phong phú, từ những thư từ, ghi chép của các giáo sĩ, từ chính sử Đại Nam thực lục và cả những công trình nghiên cứu thời hiện đại, cuốn sách cung cấp một cái nhìn toàn diện về lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16-19.
Với quyển sách này, lịch sử 300 năm - từ khi đạo Thiên Chúa được truyền bá ở Việt Nam vào thế kỷ thứ 16 cho đến cuối thế kỷ 19, khi vua Tự Đức nhà Nguyễn dỡ bỏ lệnh cấm đạo dưới sức ép mạnh mẽ của Pháp – lần đầu tiên ra mắt giới học thuật.
Tranh trên bìa là Lễ ký hòa ước Pháp - Việt ngày 25.8.1883.
Sách dành cho độc giả yêu thích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; độc giả thích tìm hiểu về Tôn giáo đặc biệt là Cơ Đốc giáo (Kitô giáo); người theo đạo Kitô.
Bố cục cuốn sách Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Việt Nam Thế Kỷ 16-19 bao gồm:
- Chương một: Dẫn luận
- Chương hai: Sự truyền bá và xung đột của Cơ Đốc giáo ở Quảng Nam thế kỷ 17
- Chương ba: Linh mục Abraham Le Royer ở Đàng Ngoài (1692-1715)
- Chương bốn: Sứ mệnh thần thánh và phép lớn nước nhà: Hai cái án tôn giáo ở Đàng Ngoài năm 1721 và 1737
- Chương năm: Thái độ của Nhà Tây Sơn (1771-1801) đối với Cơ Đốc giáo
- Chương sáu: Chính sách của Vua Gia Long và Vua Minh Mạng (1802-1840) nhà Nguyễn đối với Cơ Đốc giáo
- Chương bảy: Chính sách của Vua Thiệu Trị và Vua Tự Đức Triều Nguyễn (1841-1858) đối với Cơ Đốc giáo
- Chương tám: Sự thỏa hiệp và điều chỉnh thích hợp của Vua Tự Đức đối với Cơ Đốc giáo (1859-1883)
- Chương chín: Kết luận
Những điểm nổi bật của cuốn sách Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Việt Nam Thế Kỷ 16-19
- Nội dung sâu sắc và đầy đủ: Sách trình bày có hệ thống các chính sách và sự kiện, lý giải từ góc độ chính trị, văn hóa và xã hội.
- Nguồn tư liệu phong phú: Kết hợp chính sử, thư tịch giáo sĩ và nghiên cứu hiện đại.
- Giá trị học thuật cao: Lần đầu tiên công bố một công trình đầy đủ về lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam qua ba thế kỷ đầy biến động.
Trích đoạn sách Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Việt Nam Thế Kỷ 16-19
“Trong tình thế bất lợi, tự do truyền đạo Cơ Đốc là thực tế phải đối mặt. Vua Tự Đức dù không chấp nhận nhưng cũng đành bất lực. Sau khi mở cửa tôn giáo, xung đột giữa quan viên địa phương, lương dân và giáo dân ngày càng tăng. Hậu duệ nhà Lê có dã tâm lợi dụng giáo dân để nổi loạn, khiến Việt Nam chịu thêm áp lực từ việc mở cửa tôn giáo. Sức phản tỉnh của vua Tự Đức rất mãnh liệt, đã xử lý công bằng những xung đột giữa quan viên địa phương, lương dân và giáo dân, đồng thời ra lệnh thay đổi danh xưng “tả đạo dửu dân” thành “đạo dân”, coi họ giống như lương dân là công dân của nước nhà. Năm 1873, quân pháp đánh chiếm Hà Nội, tuy quân Pháp bị quân Lưu Vĩnh Phúc đánh bại, nhưng toàn cõi Nam kỳ đã bị người Pháp chiếm cứ, Việt Nam bị ép phải ký “Hòa ước Saigon lần 2”. Năm 1875, vua Tự Đức chấp nhận cho dân đạo ra ứng thí làm quan, lương dân và đạo dân hợp cùng một thể là con dân, nhưng người Pháp vẫn từng bước ép bức, không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tự do tôn giáo, rốt cuộc Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.”
(trích Chương tám: Sự thỏa hiệp và điều chỉnh thích hợp của vua Tự Đức đối với Cơ Đốc giáo (1859-1883))
[...]
“Các biện pháp tạm thời về lễ nghi Trung Hoa cũng dừng lại trong sắc chỉ này. Điều này đã giáng một đòn mạnh đối với tín đồ Cơ Đốc giáo ở Trung Hoa và Việt Nam, họ không biết làm thế nào để đối mặt với những tình cảnh sinh hoạt đời thường, còn triều đình Trung Hoa và Việt Nam phải đối mặt với sự khiêu chiến trong quyền cai trị quốc gia. Điều khiến người ta cảm khái nhất là vào năm 1773, Tòa thánh tuyên bố cấm chỉ Dòng Tên, đây là một giáo đoàn hiểu người Đông Á nhất, có khả năng chấp nhận sự khác biệt một cách khoan dung nhất, nhẫn nại nhất và có ý thức văn hóa cao nhất trong giáo đoàn Cơ Đốc, nhưng lại không được tiếp nhận trong giáo phái. Lúc bấy giờ, triều đình nhà Thanh vẫn tự tin ứng phó với sự khiêu chiến của tôn giáo ngoại lai, trong khi Việt Nam lại rơi vào hoảng loạn không biết phải làm sao…”
(trích Chương chín: Kết luận)
Thông tin tác giả Trịnh Vĩnh Thường
Trịnh Vĩnh Thường (1952), tiến sĩ Sử học tại Sở Nghiên cứu Tân Á, Hồng Kông. Ông nguyên là giáo sư khoa Lịch sử trường Đại học Quốc lập Thành Công, Đài Loan. Là chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung-Việt, lịch sử người Hoa ở Đông Nam Á và lịch sử giao thương hàng hải Đông Á.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Chinh chiến và từ bỏ: Nghiên cứu quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đời Minh
- Sự hưng thịnh và suy thoái của văn học chữ Hán ở An Nam
- Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16-19
- Việt Nam sử - Con rồng trên bán đảo kiên cường bất khuất
Sách Lịch Sử Cơ Đốc Giáo Việt Nam Thế Kỷ 16-19 của tác giả Trịnh Vĩnh Thường, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark