Giới thiệu sách
Giáo Dục Miền Nam Việt Nam Dưới Thời Chính Quyền Sài Gòn (Bìa Cứng)
Giáo dục Miền nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn là một thực thể lịch sử tồn tại cách ngày nay hơn nửa thể kỷ, một khoảng thời gian vừa đủ để nhận thức tương đối khách quan về một đối tượng lịch sử. Một mặt nền giáo dục giai đoạn này được xem như sản phẩm của chế độ cũ, của “ngụy quyền Sài Gòn” và vì vậy cần phải phê phán, xóa bỏ. Nhưng trên một phương diện khác có thể thấy chính hệ thống giáo dục ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong đó có trí thức tinh hoa trên nhiểu lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội,…nhiều trong số đó đã thành danh, góp phần xây dựng, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Cuốn sách “Giáo dục Miền nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn” tái hiện lại một giai đoạn lịch sử. Ngoài lời giới thiệu, lời nói đầu, dẫn nhập, kết luận và phụ lục, gồm có 3 chương:
- Chương 1: Bối cảnh tác động đến giáo dục Miền nam VN (1954 – 19750).
- Chương 2: Thực trạng hệ thống giáo dục MNVN dưới thời chính quyền Sài Gòn
- Chương 3: Giải pháp của chính quyền Sài Gòn
Đây là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Dung đạt giải nhất Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 22 năm 2021
Sách Giáo Dục Miền Nam Việt Nam Dưới Thời Chính Quyền Sài Gòn (Bìa Cứng) của tác giả Nguyễn Kim Dung, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark