TẤT CẢ DANH MỤC

Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống

  • Giá bán: 95.200 ₫ 119.000 ₫
  • Tiết kiệm: 23.800 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm CHAO2025 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống

"Điểm đến của cuộc đời" của Đặng Hoàng Giang là một tác phẩm đầy ý nghĩa và sâu sắc, tập trung vào hành trình đồng hành với những người cận tử và rút ra các bài học cho cuộc sống. Đây là 1 trong 6 các tác phẩm được đón nhận rộng rãi của tác giả Đặng Hoàng Giang kể từ khi xuất bản năm 2018, và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Phiên bản tái bản mới nhất lần này bổ sung một chương mới cuối sách có tên “Dư âm”. Chương này là một phần xúc động và sâu sắc, tập trung vào những tác động mà cuốn sách và những nhân vật trong đó đã tạo ra sau khi phát hành. Chương này là lời tri ân đến những nhân vật đã giúp tác giả và độc giả hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của cuộc sống và cái chết, đồng thời nhấn mạnh tinh thần "cho đi là còn mãi."

Trong cuốn sách Đặng Hoàng Giang đã cùng chia sẻ những ngày cuối đời của các bệnh nhân, từ đó giúp họ và chính bản thân mình tìm thấy sự bình yên và ý nghĩa trong những khoảnh khắc còn lại. Thông qua đó tác giả làm nổi bật sự mong manh của sự sống và khơi dậy lòng trắc ẩn trong độc giả, nhấn mạnh việc nhìn thẳng vào cái chết để loại bỏ sự sợ hãi và sống một cách ý thức hơn. Quan điểm này được truyền cảm hứng từ những triết lý của Viktor Frankl và Sogyal Rinpoche.

Từ trải nghiệm của những người cận tử, tác giả đưa ra thông điệp về việc sống một cuộc đời có ý nghĩa, tập trung vào những điều quan trọng thay vì những điều phù phiếm, như lời tác tác đã viết trong sách: “Ý thức về cái chết trước mặt khiến tôi ý thức rõ ràng hơn về thời gian tôi còn lại trong tay, về những may mắn mà tôi đang được hưởng, về vẻ đẹp của vũ trụ. Tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đối mặt và suy ngẫm về cái chết khiến tôi trân trọng cuộc sống hơn, sống có chánh niệm hơn, loại bỏ dễ dàng hơn những điều phù phiếm, tầm phào và tập trung vào những điều quan trọng với tôi.”

Cuốn sách lồng ghép các quan điểm triết học và tâm lý học để giúp độc giả hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và cái chết.

Trích dẫn sách Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống

Người ta không có tự do để khước từ bất hạnh hay chạy trốn khỏi bi kịch, nhưng, như Viktor Frankl, nhà tâm lý học người Áo, đúc kết từ trải nghiệm của ông qua những năm tháng khủng khiếp trong trại tập trung của phát xít Đức, con người có tự do chọn lựa thái độ của mình trước những gì xảy ra. Tôi có thể chuẩn bị cho mình như thế nào để đối diện với bi kịch khi nó xảy ra, có thể làm gì để vượt qua nỗi sợ bệnh tật và chia ly, khi nó xảy ra với người thân, và khi nó xảy ra với chính tôi, đó là những câu hỏi tôi đặt cho bản thân.

Nhiều người không muốn nói tới cái chết, dường như hy vọng rằng không nhắc tới nó thì nó sẽ quên ta đi. Tôi muốn chọn cách tiếp cận ngược lại. Tôi muốn lấy khỏi cái chết sự lạ lẫm của nó, muốn nhìn thẳng vào nó, để làm quen, và cuối cùng, chấp nhận nó, sống với nó một cách bình thản. Đó là lý do tôi tìm tới những người cận tử, và xin phép họ cho tôi đi cùng trong những ngày tháng cuối cùng của đời họ.

Ý thức về cái chết trước mặt khiến tôi ý thức rõ ràng hơn về thời gian tôi còn lại trong tay, về những may mắn mà tôi đang được hưởng, về vẻ đẹp của vũ trụ. Tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đối mặt và suy ngẫm về cái chết khiến tôi trân trọng cuộc sống hơn, sống có chánh niệm hơn, loại bỏ dễ dàng hơn những điều phù phiếm, tầm phào và tập trung vào những điều quan trọng với tôi.

“Khi cuối cùng chúng ta biết là chúng ta sẽ chết, và mọi sinh linh khác cũng sẽ chết cùng ta, ta bắt đầu có một cảm giác cháy bỏng, gần như khiến trái tim thổn thức, rằng mọi khoảnh khắc mới mong manh và quý báu làm sao,” thiền sư Sogyal Rinpoche viết trong cuốn Tạng thư sống chết. “Và từ cảm giác đó, trỗi dậy một lòng trắc ẩn sâu sắc, sáng tỏ và vô hạn, hướng tới vạn vật.” Sau khi tôi gần gũi với những người gần đất xa trời và người thân của họ, những dòng trên không hiện ra như những câu lý thuyết trừu tượng hay khô khan nữa. Những người cận tử mà tôi đã gặp, nhiều người ở thời điểm này đã qua đời, đã xác nhận điều Rinpoche viết bằng những cách giản dị mà sâu sắc nhất. Tôi hy vọng những trải nghiệm của họ sẽ phần nào giúp độc giả sống một cuộc sống có ý nghĩa và an lạc, như họ đã giúp tôi.

Trích Lời Tác giả

[...]

"Người ta không có tự do để khước từ bất hạnh hay chạy trốn khỏi bi kịch, nhưng, như Viktor Frankl, nhà tâm lý học người Áo, đúc kết từ trải nghiệm của ông qua những năm tháng khủng khiếp trong trại tập trung của phát xít Đức, con người có tự do chọn lựa thái độ của mình trước những gì xảy ra. Tôi có thể chuẩn bị cho mình như thế nào để đối diện với bi kịch khi nó xảy ra, có thể làm gì để vượt qua nỗi sợ bệnh tật và chia ly, khi nó xảy ra với người thân, và khi nó xảy ra với chính tôi, đó là những câu hỏi tôi đặt cho bản thân."

"Nhiều người không muốn nói tới cái chết, dường như hy vọng rằng không nhắc tới nó thì nó sẽ quên ta đi. Tôi muốn chọn cách tiếp cận ngược lại. Tôi muốn lấy khỏi cái chết sự lạ lẫm của nó, muốn nhìn thẳng vào nó, để làm quen, và cuối cùng, chấp nhận nó, sống với nó một cách bình thản."

"Ý thức về cái chết trước mặt khiến tôi ý thức rõ ràng hơn về thời gian tôi còn lại trong tay, về những may mắn mà tôi đang được hưởng, về vẻ đẹp của vũ trụ. Tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đối mặt và suy ngẫm về cái chết khiến tôi trân trọng cuộc sống hơn, sống có chánh niệm hơn, loại bỏ dễ dàng hơn những điều phù phiếm, tầm phào và tập trung vào những điều quan trọng với tôi."

"Khi cuối cùng chúng ta biết là chúng ta sẽ chết, và mọi sinh linh khác cũng sẽ chết cùng ta, ta bắt đầu có một cảm giác cháy bỏng, gần như khiến trái tim thổn thức, rằng mọi khoảnh khắc mới mong manh và quý báu làm sao."

"Tôi biết ơn là sau một số lần rụt rè thuyết phục trong những tháng sau đó, bố tôi đã chấp nhận quyết định này của mẹ tôi; biết ơn vì ông đã tôn trọng mong muốn của mẹ tôi là không muốn được cho ăn xông hay truyền đạm vào những ngày cuối, điều không những vô nghĩa với cơ thể của người cận tử mà còn tra tấn họ."

"Cả một năm trước đó, trong những buổi chở mẹ xuyên qua thành phố vắng tanh vì Covid-19 bùng nổ, và khi ngồi bên giường bệnh đợi chai hóa chất nhỏ giọt vào trong cơ thể của mẹ, tôi gợi mẹ kể về tuổi thơ, về tuổi thanh xuân của bà. Những lúc đó, những kỷ niệm thắp sáng mắt bà. Tôi thấy bà là em bé tám tuổi hân hoan đón cỗ Trung Thu, là cô chị cả các buổi chiều thơ thẩn dắt em đi chơi ở thị trấn tản cư, dừng lại say mê lắng nghe tiếng đàn violon vọng ra từ nhà hàng xóm."

"Cho tới nay, tôi vẫn đều đặn nhận được thư độc giả. Họ bày tỏ lòng biết ơn vì có thể chia sẻ với tôi về những mất mát người thân của mình, vì sức mạnh và lòng nhân ái của mẹ con Hà và Nam, của Vân, của Liên, đã giúp họ vượt qua mất mát và nhìn thẳng vào hiện tại và tương lai. Gần đây nhất, một bạn trẻ chia sẻ rằng cuốn sách đã khiến bố bạn chiều theo mong muốn của mẹ bạn là được ra đi trước khi những cơn đau trở nên quá lớn."

"Rồi Huế đứng lên để cô nhân viên chụp ảnh thẻ. Tôi đã nhiều lần tới đây, nhưng lần này, dường như tiếng click của máy ảnh đặc biệt to và dứt khoát, như tiếng sập của một cánh cửa. Mấy phút sau, hai mẹ con chụm đầu nghiên cứu cái thẻ còn ấm. Mẹ Huế lấy ngón tay nhà nông nứt nẻ chỉ vào cái số điện thoại mà chị sẽ phải gọi khi “thời điểm đó” tới, rồi cẩn thận cất cái thẻ cùng cái huy hiệu nhỏ được tặng kèm vào túi áo. Trên huy hiệu ghi dòng chữ 'Cho đi là còn mãi'."

"Những cái đầu trọc nhấp nhô trên biển màu xanh của đồng phục bệnh viện. Có người được các tình nguyện viên đẩy xe lăn vào hội trường, có người mang theo bịch truyền tĩnh mạch treo lủng lẳng trên cây gậy inox. Trong sự im lặng tuyệt đối, nhiều người đưa tay quệt ngang nước mắt. Vậy đó, rất nhiều khi, cái mà người bệnh và người nhà của họ cần không phải là những lời khuyên, thậm chí không phải hỗ trợ tài chính, mà là sự thấu cảm và cảm giác được chia sẻ nỗi đau và sự nhọc nhằn, vất vả."

Thông tin tác giả Đặng Hoàng Giang

Đặng Hoàng Giang

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và thúc đẩy tiếng nói của người dân.

Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, phá bỏ định kiến và kỳ thị, xây dựng một xã hội khoan dung và trắc ẩn. Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức, và có bằng tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Hiện sống và làm việc tại Việt Nam.

Sách Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống của tác giả Đặng Hoàng Giang, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống

Điểm Đến Cuộc Đời - Đồng Hành Với Người Cận Tử Và Những Bài Học Cho Cuộc Sống

Giá bán tại NetaBooks: 95.200 ₫ 119.000 ₫
Tiết kiệm: 23.800 ₫-20%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng