TẤT CẢ DANH MỤC

Chúng Tôi Ăn Rừng

  • Giá bán: 161.850 ₫ 249.000 ₫
  • Tiết kiệm: 87.150 ₫-35%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Dịch giả:

    Nguyên Ngọc; Nhiều người dịch;
  • Ngày xuất bản:

    01 - 2021
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Thế Giới
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    516

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Chúng Tôi Ăn Rừng

"Chúng tôi ăn rừng" là một công trình nghiên cứu dân tộc học mang tính kinh điển của Georges Condominas, xuất bản năm 1957, dựa trên tư liệu ông ghi chép khi sống với dân làng Sar Luk, quan sát và tìm hiểu tại chỗ, không qua phiên dịch, về cuộc sống của những người Mnông Gar ở cao nguyên miền Trung, Việt Nam.

Nó được đón nhận nồng nhiệt và được in ở một nhà xuất bản danh tiếng nhất nước Pháp, nhà Mercure de France, nơi chỉ chuyên in những tác văn học của các nhà văn Pháp nổi tiếng nhất.

Khi cuốn sách này ra đời, nhà dân tộc học nổi tiếng Claude-Lévi Strauss đã nồng nhiệt chào mừng: "Chúng tôi ăn rừng đã đánh dấu sự đăng quang trong nền văn học dân tộc học của một thể loại hoàn toàn mới, nổi bật vì sự gắn bó và hiện thực bản địa, sâu sắc hơn tất cả những gì đã từng có trước nay".

Vì khác với nhiều nhà Dân tộc học phương Tây đương thời, những nghiên cứu của Georges Condominas (Condo) ở Việt Nam xuất phát từ đam mê khoa học thuần túy và ông kịch liệt phản đối việc sử dụng các kết quả nghiên cứu của mình vào mục đích phục vụ chính quyền thực dân cai trị, trấn áp có hiệu quả hơn các dân tộc thiểu số.

Năm 1948, có một thanh niên Pháp, 27 tuổi, vừa tốt nghiệp trường Cao đẳng thực hành và khoa Dân tộc Đại học Paris, tìm đến Tây Nguyên, để chuẩn bị một luận văn tiến sĩ. Anh tên là Georges Condominas. Dừng chân ở Buôn Ma Thuột, thoạt đầu anh định tập trung vào tộc người Ê Đê, theo chế độ mẫu hệ, với cơ cấu hai bào tộc độc đáo, hấp dẫn, kích thích óc tò mò của anh, chính anh nói, “như một loài chim lạ với bộ lông sặc sỡ”. Nhưng rồi bác sĩ Jouin, bấy giờ phụ trách y tế toàn Đắc Lắc đồng thời là một nhà dân tộc học uyên bác khuyên anh nên tìm đến với một tộc người chưa có nhà khoa học nào động đến, người Mnong Gar, một nhánh nhỏ của dân tộc Mnong. Condominas được đào tạo bởi những nhà bác học lớn, trong đó có nhà nhân học hàng đầu thế giới Claude Lévy Strauss, nhiễm được ở họ một tinh thần khoa học cực kỳ nghiêm túc và say mê. Anh biết khi một nhà khoa học đến nghiên cứu một dân tộc khác, nhất là một dân tộc thiểu số, được coi là ở trình độ phát triển thấp kém hơn nhiều, thì bao giờ anh ta cũng là đứng từ những chuẩn mực nền văn hóa của mình, được nghiễm nhiên coi là cao hơn, mà nhìn nhận và, dù muốn dù không, đánh giá nền văn hóa kia, xã hội và những con người kia. Một nhà dân tộc học nghiêm túc phải cố gắng đến tối đa khắc phục cái nhìn chủ quan từ bên ngoài, từ bên trên đó. Phải cố gắng tạo cho được “một cái nhìn từ bên trong”, như chính người Mnoong Gar tự nhìn nhận, tự hiểu mình. Anh tìm đến một làng Mnong Gar bên bờ sông Krong No, làng Sar Luk, chìm trong rừng sâu, ngày ấy vô cùng hoang vắng, cách Buôn Ma Thuột 100 km, và cách Đà Lạt cũng đúng chừng ấy đường đất. Anh xin dân làng cho anh làm một căn nhà ngay trong làng, thật sự trở thành một “hộ” Mnong Gar như tất cả những hộ Mnong Gar khác của làng. Lúc đầu anh còn phải nhờ một người phiên dịch, nhưng rồi nhanh chóng học được tiếng Mnong Gar, thạo đến mức về sau Condominas bảo rằng đêm nằm mơ anh cũng mơ toàn bằng tiếng Mnong Gar chứ không còn bằng tiếng Pháp nữa. Anh tham gia mọi sinh họat của làng, chịu chung mọi thăng trầm trong số phận của làng… Kỳ thực vấn đề còn tinh tế, phức tạp hơn nhiều. Anh còn phải hết sức cố gắng không để cho sự hiện diện của một “nhân tố lạ”, nhất là khi nhân tố lạ ấy là một người da trắng mắt xanh mũi lõ, làm biến dạng một cách tất yếu đời sống chung của làng, của cả từng người trong làng, từ suy nghĩ, hành vi ứng xử của họ, không làm méo mó cái thực tế xã hội nhỏ vốn tự nhiên và khắng khít ấy. Song mặt khác, anh lại không được hoàn toàn “xóa” hẳn mình đi, anh vẫn phải là một nhà dân tộc học tỉnh táo và sắc sảo, chăm chú quan sát mọi sự diễn ra quanh mình, từng ngày, từng giây phút, nhận xét, phân tích, ghi chép… Condominas đã giải quyết thành công mối quan hệ khó khăn đó. Anh được dân làng gọi là Yoo Condo, Yoo là cách người Mnong Gar dùng để gọi một người nơi khác đến một cách vừa kính trọng vừa thân thiết, như đã hoàn toàn trở thành thành viên thực sự của cộng đồng Mnong…

Hơn một năm sau anh bị một trận ốm thập tử nhất sinh, một căn bệnh đặc biệt từng đánh gục nhiều người châu Âu đến Tây Nguyên. Tay chân hoàn toàn tê liệt. Rất may đang là mùa khô, dân làng Sar Luk đã khiêng Yoo Condo thân thiết của mình đi gần trăm km về đến Buôn Ma Thuột, cho hai bác sĩ rất giỏi là Jouin và Soulage cứu sống… Trong khi đó ở Paris, vị giáo sư hướng dẫn sốt ruột thúc giục Condo phải hoàn thành bản luận văn “sẽ đảm bảo cho anh một chỗ đứng dưới vầng mặt trời khoa học”. Condo lễ phép viết thư trả lời thầy: khi cái chết đang còn đe dọa anh từng ngày như hiện tại, anh cho rằng nghĩa vụ thiêng liêng của anh là một nghĩa vụ tình bạn, chứ chưa phải là một nghĩa vụ khoa học. Anh phải trả ơn những người Mnong Gar làng Sar Luk đã chấp nhận anh, nuôi dưỡng và dạy dỗ anh một cách sống, một lẽ sống mới mà anh chưa hề tìm thấy được trong xã hội xuất thân của anh. Anh còn mấy chục cuốn sổ ghi chép bằng một thứ tiếng Mnong Gar được mã hóa theo cách riêng mà chỉ có anh mới đọc được. Nếu anh chết đi mà không kịp viết thì tất cả sẽ mất hết, sẽ tiêu tan, và trên toàn thế giới từ nay về sau, mãi mãi sẽ không còn ai biết đến cái làng Sar Luk, cái xã hội Mnong Gar chừng thô mộc mà tiềm chứa biết bao giá trị văn hóa thâm trầm, sâu xa kia. Gần như trên giường bệnh, Condominas viết thiên tác phẩm dân tộc học không phải bằng những phân tích và luận giải, mà là một bút ký độc đáo mô tả tỉ mỉ đời sống một làng Mnong Gar trong trọn chu kỳ một năm nông nghiệp, từ lúc hạ rừng, đốt rẫy… cho đến khi hoàn thành mùa thu hoạch. Tác phẩm mang cái tên khác thường “Chúng tôi ăn rừng Đá Thần Gô”. Người Mnong đo thời gian bằng không gian. Họ đánh dấu một năm trong cuộc đời lâu dài của cộng đồng bằng cách gọi tên khoảnh rừng mà làng đã khai phá để làm ra cái ăn trong năm nông nghiệp ấy, cái năm làng “ăn” khoảnh rừng đó . Từng chương mô tả tỉ mỉ một cuộc già làng đi tìm đất làm rẫy, cách thử đất, cách khoanh rừng để tìm cái ăn đồng thời bảo vệ rừng lâu dài và hiệu quả hơn bât cứ phương pháp khoa học nào từng có, một cuộc đốt rẫy và tỉa lúa, một đám cưới, một đám tang, cách làm quan tài trong rừng, đêm khóc người chết, buổi an táng, và cuộc chia của tiếp sao đó, một vụ loạn luân và cách thức làng “phạt” đôi trai gái loạn luân, vụ tự tử của anh chàng Tiêng đẹp trai, lễ hội lớn kết nghĩa giữa hai nhân vật có vai vế ở hai làng lân cận, những nghi lễ ăn mừng mùa lúa mới…

Cuốn sách viết để trả ơn người Mong Gar ở Sar Luk vượt xa một luận văn tiến sĩ dân tộc học xuất sắc. Nó được đón nhận nồng nhiệt và được in ở một nhà xuất bản danh tiếng nhất nước Pháp, nhà Mercure de France, nơi chỉ chuyên in những tác văn học của các nhà văn Pháp nổi tiếng nhất, những Verlaine và Rimbaud… Và người thầy lớn, nhà nhân học hàng đầu, chào đón tác phẩm như một phát hiện quan trọng. Ông viết: cuốn sách “đánh dấu sự đăng quang trong nền văn học dân tộc học của một thể loại hoàn toàn mới, nổi bật vì sự gắn bó với hiện thực bản địa, sâu sắc hơn tất cả những gì đã từng có trước nay”. Nó đã thật sự trở thành một tác phẩm văn học-khoa học độc đáo, vừa chặt chẽ khoa học, chuẩn xác đến từng chi tiết, chứa đựng những suy gẫm minh triết sâu xa, vừa hấp dẫn và vang vọng như một cuốn tiểu thuyết hết sức sống động. Nó cũng hé cho chúng ta một Tây Nguyên kỳ lạ, thăm thẳm cho những khám phá bất tận…

Năm 2007 Georges Condominas lần nữa trở lại Việt Nam và một cuộc triển lãm mang tên “Chúng tôi ăn rừng” được tổ chức liên tiếp ở Paris và ở Hà Nội. Sau triển lãm, ông già trên 80 tuổi ấy lại lên Tây Nguyên. Ông tìm về ngôi làng Sar Luk quê hương của ông, và các thế hệ người Mong Gar Sar Luk vẫn truyền đời nhớ ông, Yoo Condo thân thiết của họ.

Nhà văn Nguyên Ngọc

Thông tin tác giả Georges Condominas

Georges Condominas

Sinh năm 1921 tại Hải Phòng. Sau khi học trung học tại Pháp, cử nhân Luật và Mỹ thuật tại Hà Nội, Văn học và Dân tộc học tại Paris, ông quay trở lại Việt Nam thực hiện chuyến điền dã đầu tiên ở vùng người Mnông Gar.

Ông là Tiến sĩ Văn học và Khoa học nhân văn, Giám đốc Trung tâm tư liệu và nghiên cứu về Đông Nam Á và khu vực Nam đảo, Giáo sư thỉnh giảng tại một số trường Đại học ở Mỹ, Nhật Bản... Đề tài nghiên cứu chính: dân tộc học và từ vựng học những nhóm Nam Á thuộc Tây Đông Dương, đặc biệt là người Mnông Gar ở Trung bộ; Xã hội học về tôn giáo dân gian Lào; Dân tộc học về Madagascar.

Tác phẩm tiêu biểu:

  • Chúng tôi ăn rừng
  • Fokonoloma và những tập thể nông thôn ở herina
  • Cái lạ là cái hằng ngày
  • Không gian xã hội vùng Đông Nam Á
  • Đạo Phật ở làng
Sách Chúng Tôi Ăn Rừng của tác giả Georges Condominas, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Chúng Tôi Ăn Rừng để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Chúng Tôi Ăn Rừng

Chúng Tôi Ăn Rừng

Giá bán tại NetaBooks: 161.850 ₫ 249.000 ₫
Tiết kiệm: 87.150 ₫-35%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng