TẤT CẢ DANH MỤC

Chủ Đề - Aristotle

  • Giá bán: 290.000 ₫

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm CHAO2025 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Dịch giả:

    Lê Hải Anh;
  • Ngày xuất bản:

    02 - 2023
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    316

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Chủ Đề - Aristotle

“Chủ đề” của Aristotle là một tác phẩm triết học liên quan đến cách diễn tả hay biểu thái một sự vật và thiết lập hoặc loại bỏ một biểu thái. Cuốn sách bao gồm cách xử lý có hệ thống các phương pháp tìm lập luận cho các mệnh đề, vấn đề và được coi là một trong những đóng góp chính của Aristotle cho lĩnh vực logic học.

Nội dung của “Chủ đề” được chia thành thành tám quyển, mỗi quyển đề cập đến một khía cạnh khác nhau của lập luận. Aristotle thảo luận về nhiều loại lập luận khác nhau, bao gồm cả lập luận quy nạp và diễn dịch, cũng như các lỗi lập luận và ngụy biện thường thấy, từ đó hướng dẫn cách tránh rơi vào ngụy biện hay lập luận vòng quanh. Ông cũng thảo luận về khái niệm phổ quát, hoặc những phẩm tính được chia sẻ mà các đối tượng có và cách những phổ quát này có thể được sử dụng trong các lập luận.

Một trong những chủ đề chính của “Chủ đề” là ý tưởng rằng các lập luận nên dựa trên các nguyên tắc chung chi phối chủ đề cụ thể đang được thảo luận. Aristotle nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết đối tượng thích hợp cho một cuộc tranh luận và cách thu hút đối tượng đó một cách hiệu quả. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự rõ ràng và chính xác trong ngôn ngữ, cũng như tầm quan trọng của việc tìm kiếm sự cân bằng hợp lý giữa các nguyên tắc chung và các chi tiết cụ thể.

Nhìn chung, Chủ đề của Aristotle cung cấp một cách xử lý toàn diện về nghệ thuật lập luận, và vẫn là một tác phẩm quan trọng trong lịch sử triết học và logic phương Tây. Cùng với “Biện Luận”, “Chủ Đề” là bộ công cụ tư duy quan trọng đặc biệt trong biểu đạt thực tại bằng ngôn ngữ.

Trích dẫn sách Chủ Đề - Aristotle

"Luận thuyết của chúng ta nhằm đi tìm một chuỗi truy vấn, mà nhờ đó ta có thể suy luận từ các quan điểm thường được chấp nhận về mọi vấn đề đặt ra cho chúng ta, và giúp bản thân chúng ta, khi đứng trước một cuộc tranh luận, tránh nói về bất cứ những gì gây cản trở cho mình. Trước tiên, ta phải làm rõ suy luận và các biến thể của nó để hiểu được suy luận biện chứng, bởi đây là đề tài mà chúng ta tìm kiếm trong luận thuyết này.

Suy luận là một lập luận, mà trong đó những điều cụ thể được đặt ra, và thông qua chúng thì có một số điều khác diễn ra. (a) Suy luận là "thị phạm" khi nó xuất phát từ các tiên đề đầu tiên và đúng, hoặc khi tri kiến của ta về chúng có nguồn gốc từ các tiên đề đúng và đầu tiên. (b) Ngoài ra, suy luận có tính “biện chứng", nếu nó suy luận từ các quan điểm thường được chấp nhận. Sự vật là "đúng" và "đầu tiên" khi niềm tin vào chúng đến từ sức mạnh không phải của bất cứ thứ nào khác ngoài của bản thân chúng. Vì theo như các nguyên cử đầu tiên của khoa học, thì thật không hợp tình khi truy cầu sâu hơn nữa câu hỏi tại sao và nguyên do của chúng là gì. Mỗi một nguyên cứ đầu tiên đều xứng đáng nhận được niềm tin vào chính nó và tự bản thân nó. "

(Trích "Chủ đề", NXB Đà Nẵng và Book Hunter, 2022)

Mục lục sách Chủ Đề - Aristotle

QUYỂN I

  • Chương 1 – Cấu trúc của luận thuyết
  • Chương 2 – Sử dụng luận thuyết
  • Chương 3 – Giới hạn của phương pháp

A – ĐỀ TÀI VÀ CỨ LIỆU CỦA THẢO LUẬN

  • Chương 4 – Bốn nhóm Đề tài (Vấn đề) và cứ liệu (Mệnh đề)
  • Chương 5 – Bốn loại Diễn tả
  • Chương 6 – Xử lý riêng rẽ tới mức nào các loại diễn tả
  • Chương 7 – Các loại Giống nhau
  • Chương 8 – Hai phân nhóm bằng chứng của Diễn tả
  • Chương 9 – Mười Phạm trù và tương quan của chúng đối với Diễn tả
  • Chương 10 – Mệnh đề biện chứng
  • Chương 11 – Vấn đề biện chứng
  • Chương 12 – Suy luận biện chứng

B-NGUỒN CUNG CỦA LẬP LUẬN

  • Chương 13 – Bốn nguồn gốc lập luận
  • Chương 14 – (1) Sự cung cấp cho mệnh đề
  • Chương 15 – (2) Cách phân biệt ngữ nghĩa lấp lửng
  • Chương 16 – (3) Cách nhận biết sự khác biệt
  • Chương 17 – (4) Cách nhận biết sự tương đồng
  • Chương 18 – Sử dụng ba quá trình (1), (2) và (3)

QUY TẮC THÔNG THƯỜNG VỀ DIỄN TẢ

(a) VỀ NGOẠI TÍNH. (i) Diễn tả phổ quát (Quyển II-III, Chương 5)

PHẦN I – DIỄN TẢ ĐƠN GIẢN CỦA NGOẠI TÍNH MỘT CÁCH TỔNG QUÁT (QUYỂN II)
QUYỂN II

  • Chương 1 – Đề xuất kế hoạch xử lý
  • Chương 2 – Các quy tắc khác nhau
  • Chương 3 – Quy tắc xử lý Sự lấp lửng
  • Chương 4 – Các quy tắc khác nhau
  • Chương 5 – Quy tắc xử lý lái hướng lập luận
  • Chương 6 – Các quy tắc khác nhau
  • Chương 7 – Quy tắc rút ra từ trái ngược
  • Chương 8 – Quy tắc rút ra từ các hình thức khác nhau của đối ngẫu, các loại đối ngẫu
  • Chương 9 – Quy tắc rút ra từ kết hợp từ và biến đổi loại từ, từ trái ngược và từ quá trình hoặc tác nhân dẫn tới khởi sinh hoặc hủy diệt
  • Chương 10 – Quy tắc rút ra từ sự giống nhau giữa sự vật và tương quan của chúng, và từ mức độ khác nhau
  • Chương 11 – Quy tắc lập luận (a) từ kết quả thêm sự vật đối với đặc tính của sự vật; (b) từ diễn tả phẩm tính tới đơn giản hoặc tuyệt đối

PHẦN II – DIỄN TẢ (Quyển III, Chương 1-3)
QUYỂN III

  • Chương 1 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc rút ra từ bản nhiên của đề tài mà A hoặc B thuộc về; hoặc từ suy xét tới mục đích và cách thức
  • Chương 2 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc rút ra từ sự xem xét tiền quả và hậu quả; về số lượng; về thời gian và mùa màng; về sự tự đủ; về sự hủy diệt, mất mát, trái ngược, sản sinh và đạt được; về các mẫu hình lý tưởng
  • Chương 3 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc rút ra từ sự so sánh với tiêu chuẩn phổ biến nào đó; từ kết quả của thêm bớt A và B vào/khỏi thứ khác có giá trị đã biết; từ sự so sánh căn cứ mong muốn A hay B

PHẦN III – DIỄN TẢ ĐƠN GIẢN CỦA GIÁ TRỊ (Quyển III, Chương 4)

  • Chương 4 – Cách áp dụng các quy tắc ở trên

PHẦN IV – DIỄN TẢ SO SÁNH CỦA NGOẠI TÍNH MỘT CÁCH TỔNG QUÁT (Quyển III, chương 5)

  • Chương 5 – Quy tắc khác nhau
  • Chương 6 – Cách áp dụng các quy tắc ở trên Chứng minh và phản chứng

(b) VỀ NGUYÊN THỂ (Quyển IV)
QUYỂN IV

  • Chương 1→2. Quy tắc khác nhau
  • Chương 2
  • Chương 3 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc rút ra từ sự trái ngược, hữu ích cho phản chứng, và cho chứng minh; từ biến đổi loại từ và kết hợp từ
  • Chương 4 – Quy tắc khác nhau; bao gồm quy tắc rút ra từ sự tương đồng của tương quan; từ các quá trình hoặc tác nhân gây ra sự khởi sinh hoặc hủy diệt; từ đối ngẫu giữa trạng thái và sự khuyết thiếu của chúng; từ đối ngẫu mâu thuẫn; từ đối ngẫu tương quan; từ các biến đổi loại từ; các quy tắc đặc biệt áp dụng khi nguyên thể và biến thể là các thuật ngữ tương đối
  • Chương 5 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc đặc biệt áp dụng khi nguyên thể hoặc biến thể là một trạng thái, hoặc một khả năng hoặc một tình cảnh
  • Chương 6 – Quy tắc khác nhau; bao gồm các quy tắc từ mức độ khác nhau, hữu dụng trong việc loại bỏ và xác lập; các quy tắc phân biệt nguyên thể từ khác biệt

(c) VỀ ĐẶC TÍNH (Quyển V)
QUYỂN V

  • Chương 1 – Các loại đặc tính khác nhau
    Tính phù hợp đối với mỗi thảo luận
    Chuỗi lập luận cho mỗi loại thảo luận
  • Chương 2->3 – Quy tắc kiểm tra xem liệu một đặc tính có được xác định một cách chính xác
  • Chương 3
  • Chương 4 – Quy tắc khác nhau; bao gồm lưu ý về một số khó khăn phức tạp nhất định từ sự mơ hồ của thuật ngữ “giống“ và “khác“
  • Chương 5 – Quy tắc khác nhau; bao gồm lưu ý về một số khó khăn xuất phát từ thất bại trong việc nói một cách rõ ràng đặc tính được nhắc tới thực sự thuộc về; và một quy tắc đặc biệt áp dụng cho cái toàn bộ bao gồm các phần giống nhau
  • Chương 6 – Quy tắc rút ra từ các dạng đối ngẫu khác nhau – đối lập, tương quan, khuyết thiếu, mâu thuẫn, chỉ áp dụng với các diễn tả, áp dụng cả cho đối tượng và diễn tả của nó, và chỉ áp dụng cho đối tượng; từ các thành viên phối hợp với nhau trong một phân nhánh
  • Chương 7 – Quy tắc rút ra từ sự biến đổi loại từ; từ tương quan được cho là thuộc về đặc tính; từ sự đồng nhất của tương quan giữa cái được cho là đặc tính và hai chủ thể; từ các quá trình trở thành và hủy diệt; từ tham chiếu của cái được cho là đặc tính tới ý niệm về chủ thể của nó
  • Chương 8 – Quy tắc rút ra từ mức độ khác biệt; từ so sánh của một tương quan-thuộc tính tương tự như tương quan-đặc tính, giữa một thuộc tính khác với một chủ thể khác, giữa một chủ thể của cái được cho là đặc tính và một thuộc tính khác, giữa cái được cho là thuộc tính và chủ thể khác

(d) VỀ ĐỊNH NGHĨA (Quyển VI)
QUYỂN VI

  • Chương 1 – Phân loại tổng quát các vấn đề liên quan tới định nghĩa. Khác biệt của các vấn đề được xem xét và các vấn đề chưa được xem xét. Quy tắc kiểm tra liệu định nghĩa có được đưa ra đúng hay không – Sự tối nghĩa và không liên quan cần phải tránh
  • Chương 2 – Sự tối nghĩa, cách tránh
  • Chương 3 – Không liên quan, cách tránh
  • Chương 4 – Quy tắc đảm bảo các thuật ngữ định nghĩa cần phải đứng trước và có tính hình dùng hơn; cách phát hiện ra thất bại ở khía cạnh sau; ở khía cạnh trước
  • Chương 5 – Quy tắc đối với nguyên thể
  • Chương 6 – Quy tắc đối với đặc trưng
  • Chương 7 – Quy tắc khác nhau, bao gồm quy tắc để kiểm tra định nghĩa của thuật ngữ có chấp nhận các mức độ khác nhau hay không
  • Chương 8 – Quy tắc kiểm tra định nghĩa của một thuật ngữ tương quan
  • Chương 9 – Quy tắc kiểm tra định nghĩa của một trạng thái; một thuật ngữ tương quan; các đối lập; sự khuyết thiếu; của cái bị nhầm lẫn với “một”
  • Chương 10 – Quy tắc được rút ra từ biến đổi loại từ; từ tham chiếu của định nghĩa đến “ý niệm” của thuật ngữ được định nghĩa
  • Chương 11 – Quy tắc kiểm tra định nghĩa của một thuật ngữ phức hợp
  • Chương 12 – Quy tắc khác nhau, bao gồm quy tắc kiểm tra định nghĩa của bất kỳ thứ gì thật; của một thuật ngữ tương quan; của bất kỳ thuật ngữ nào có giá trị nội tại
  • Chương 13 – Định nghĩa của các dạng thức
    (1) X là A và B
    (2) X là kết quả của A và B
    (3) X là A + B
  • Chương 14 – Quy tắc khác nhau; bao gồm quy tắc về cách thức kiểm tra định nghĩa của cái tổng thể phức hợp; và cách thức kiểm tra một định nghĩa không rõ ràng

(e) VỀ SỰ Y HỆT (Quyển VII, chương 1-2)
QUYỂN VII

  • Chương 1 – Quy tắc khác nhau
  • Chương 2 – Áp dụng các quy tắc này đối với vấn đề định nghĩa

(f) VỀ ĐỊNH NGHĨA -tiếp tục

  • Chương 3. Quy tắc thiết lập một định nghĩa
  • Chương 4. Lưu ý về tính hữu dụng mang tính so sánh của các loại quy tắc thông thường
  • Chương 5 – Lưu ý về khó khăn mang tính so sánh của chứng minh và phản chứng minh các loại khác nhau của Diễn tả

C. XEM XÉT SỰ THỰC HÀNH CỦA VÀ SỰ THỰC HÀNH TRONG BIỆN CHỨNG
(Quyển VIII)

(a) Cách sắp xếp và đưa ra câu hỏi
(Quyển VIII, chương 1-3)
Quyển VIII

  • Chương 1 – Giới thiệu
  • Chương 2 – Về các loại lập luận
  • Chương 3 – Về sự khó khăn mang tính so sánh

(b) Cách trả lời

  • Chương 4 – Vai trò của người trả lời và người ra câu hỏi
  • Chương 5 – Lưu ý về sự thiếu sót truyền thống tôn trọng thảo luận được tổ chức trong huấn luyện và thi cử
  • Chương 6 – 8 (2) Của câu hỏi cụ thể được đưa ra – tính chấp nhận chung của nó và độ liên quan của nó (chương

6) mức độ rõ ràng của nó (chương 7) tầm quan trọng đối với luận luận của nó (chương 8)

  • Chương 7 – Mức độ rõ ràng của câu hỏi
  • Chương 8 – Tầm quan trọng đối với lập luận của câu hỏi.
  • Chương 9 – Quy tắc tôn trọng luận điểm gốc của người trả lời
  • Chương 10 – Về giải pháp cho luận luận sai lầm (ngụy biện). Phân biệt bốn loại phản đối

(c) Thảo luận bổ sung (Quyển VIII, chương 11 – 14)

  • Chương 11 – Về lỗi của lập luận và lỗi của người hỏi
  • Chương 12 – Về sự rõ ràng trong lập luận: phân biệt bốn loại
  • Chương 13 – Về lập luận vòng quanh và trái ngược vòng quanh: – phân biệt năm loại cho mỗi thứ
  • Chương 14 – Gợi ý cho huấn luyện và thực hành lập luận biện chứng.

Thông tin tác giả Aristotle

Aristotle

Là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thày dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học, ngôn ngữ học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học. Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristotle là một trong ba cột trụ của văn minh Hy Lạp cổ đại.

Sách Chủ Đề - Aristotle của tác giả Aristotle, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Chủ Đề - Aristotle để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Chủ Đề - Aristotle

Chủ Đề - Aristotle

Giá bán tại NetaBooks: 290.000 ₫
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng