Giới thiệu sách
Biểu Tượng, Phù Hiệu Và Đồ Thờ Của Người An Nam
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, được người dân mọi tầng lớp hết sức trọng thị. Trong quan niệm của người Việt, mỗi đồ thờ được đặt trên ban thờ đều mang ý nghĩa tâm linh quan trọng, bởi đó là thứ kết nối giữa dương gian và âm thế, thứ con người gửi gắm những kỳ vọng và mong ước tốt đẹp. Và để hiểu hơn về ý nghĩa, vai trò của mỗi biểu tượng, phù hiệu và món đồ thờ được đặt trên ban thờ của người Việt, cuốn sách BIỂU TƯỢNG, PHÙ HIỆU VÀ ĐỒ THỜ CỦA NGƯỜI AN NAM, một trong số nhiều nghiên cứu của Gustave Dumoutier về văn hóa dân gian Bắc kỳ, sẽ là nguồn tư liệu hữu ích.
Cuốn sách không chỉ mô tả khái lược những biểu tượng, phù hiệu, khí сụ thờ cúng của người Việt thông qua hình họa, mà còn đi sâu khảo tả nguồn gốc, ý nghĩa của mỗi món đồ. Để rồi ta thấy ẩn sau mỗi đồ thờ, mỗi biểu tượng là ước mơ, mong mỏi của con người về một cuộc sống tốt lành, tươi đẹp, viên mãn, hạnh phúc. Và hơn hết, thông qua cuốn sách, chúng ta thấy được cả một thế giới tâm linh, đời sống tinh thần của người Việt hơn một thế kỷ trước.
“Đừng có hòng hiểu biết sâu sắc một tộc người nếu không lãnh hội được đời sống tinh thần và những truyền thống tòng đạo của họ, cũng như không thể nào đánh giá được một hành vi trong một sự kiện nếu không biểu gì về động cơ và chủ ý vậy.”
“Ở miền Viễn Đông, gà trống là biểu trưng của vâng thái dương, vốn được tiếng gáy sáng của gà trống báo hiệu sự xuất hiện; nó chỉ phương đông bởi lẽ đó là phía mặt trời ló rạng. Nó mở ra cho trái đất ánh sáng, sự sống, vì lẽ ấy người ta có lệ biến tế ba con gà trống khi khai xuân, buổi ban mai của mỗi năm, và cũng vì lẽ ấy, khi lũ trẻ nhỏ đến trường nhập học sẽ biểu một con gà trống cho thấy giáo của mình, người dạy chúng những bài học xua tan sự tối tăm và khai thông tri thức." - Gustave Dumoutier
Thông tin tác giả Gustave Dumoutier
Gustave Dumoutier (1850-1904) là một trong những học giả am tường nhất về xứ Đông Dương, một người cộng sự đáng kính của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp với những khảo cứu nổi trội về khảo cổ học, địa lý học lịch sử, dân tộc học và truyền thống dân gian. Sinh ngày 3 tháng Sáu năm 1850 tại Courpalay, Pháp, ông từng học tại Hội Khảo cổ vùng Seine-et-Marne. Năm 1886, sau khi tham gia khóa học Việt ngữ và Hán ngữ tại Học viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh Đông phương, Dumoutier sang Đông Dương làm phiên dịch cho Paul Bert khi ấy là Tổng Trú sứ Bắc và Trung kỳ.
Trong mảng khảo cứu về Bắc kỳ, Dumoutier được xem là nhân vật tiên phong và ghi dấu ấn bằng nhiều khảo cứu có giá trị trên các phương diện như quan hệ thương mại cổ giữa Đông Dương với Nhật, về chùa chiền ở Hà Nội, về Trấn Vũ quán, về thành Cổ Loa, về thành nhà Mạc, về Phố Khách ở Hưng Yên, về những truyền thuyết lịch sử liên quan đến xứ Bắc kỳ, về bản đồ hải cảng An Nam thế kỷ XV, về phù thuật và bói toán, về biểu tượng và khí cụ thờ cúng...
Sách Biểu Tượng, Phù Hiệu Và Đồ Thờ Của Người An Nam của tác giả Gustave Dumoutier, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark