Giới thiệu sách
Việt Nam Sử Luận - Góc Nhìn Đa Chiều
"Để mở ra mối quan hệ bình thường giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời đạt được yêu cầu Nguyễn Huệ đến triều nhập cận, một nhà thống trị coi trọng thực vụ như Thanh Cao Tông, ngoài việc thỏa hiệp về mặt ngoại giao, thậm chí ép An Nam Quốc Vương Lê Duy Kỳ gióc tóc cải trang, ra lệnh buộc phải dời đến ở Bắc Kình, để lấy lòng Nguyễn Huệ, ông còn dụ người phản đối Nguyễn Huệ là Lê Quýnh đến Trung Quốc và giam cầm, thanh trừ hậu hoạn cho Nguyễn Huệ. Những thủ đoạn này rõ ràng có thể khiến cho chính quyền Nguyễn Huệ được xác lập một cách thuận lợi, phù hợp với tinh thể chính trị lúc bấy giờ. Việc Nguyễn Huệ nhập cận (bất luận có đúng là Nguyễn Huệ hay không), cũng đấy vị thế lịch sử của Thanh Cao Tông lên một đỉnh cao mới, đối với vị đại hoàng để tuổi gần 80 này, quả là một sự phát triển tốt nhất và danh dự "thập toàn"."
ĐẠO NGHĨA và HIỆN THỰC: Cuộc chiến Thanh - Việt và nhà Lê chống nhà Thanh
“Vua Tự Đức tưởng rằng ký với nước Pháp Hòa ước Giáp Tuất và Thương ước Việt - Pháp thì có thể được nước Pháp tôn trọng, ngài muốn tìm không gian và địa vị quốc tế cho Việt Nam, để thể hiện tính độc lập và tự chủ của Việt Nam trong ngoại giao. Nhưng, khi ngài muốn đi ra khỏi sự ràng buộc của nước Pháp, thì ngài mới nhận biết rõ ràng cơ chế điều ước của phương Tây, tôn trọng bề ngoài chỉ là một cuộc chơi câu chữ, đối với kẻ yếu mà nói, ký hòa ước cũng giống như cổ đã đặt trên máy chém. Ngược lại, trong khuôn khổ triều cống rõ ràng tôn ti của phương Đông, tính độc lập và ý nghĩa thực chất mà ngài cảm thấy được lại rộng lớn và xa xăm hơn không gian của quy phạm hòa ước. Ngài quay trở lại với triều đình nhà Thanh, tìm kiếm sự bảo vệ. Nhưng mà, trong mối quan hệ quốc tế thế kỷ 19 phức tạp, cho dù là Việt Nam có lựa chọn như thế nào đi nữa cũng sẽ đối mặt với sự xâm lược của thực dân. Đương nhiên triều đình nhà Thanh xuất binh đến Bắc Kỳ cũng không phải là có tình yêu gì với Việt Nam, mà chính xác là để bảo vệ sự an toàn cho biên cương phía Nam [Trung Quốc] mà thôi, đương nhiên triều đình nhà Thanh đồng ý chiến đấu vì Việt Nam, thực chất cũng là để xoay chuyển tình thế suy nhược, vì đây là thời đại mất cân bằng."
HÒA ƯỚC GIÁP TUẤT: Bế tắc trong vấn đề ngoại giao của vua Tự Đức (1868 - 1880)
Sách Việt Nam Sử Luận - Góc Nhìn Đa Chiều của tác giả Trịnh Vĩnh Thường, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark