TẤT CẢ DANH MỤC

Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai

  • Giá bán: 259.250 ₫ 305.000 ₫
  • Tiết kiệm: 45.750 ₫-15%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    04-2021
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Đà Nẵng
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    538

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai

Như một nhà lãnh đạo châu Á từng nói, “Lịch sử luôn cho thấy những quốc gia được dẫn dắt bởi những trí thức năng động, tham vọng và nhiệt tình sẽ phát triển nhanh hơn những quốc gia không có”. Tập thể biên soạn Việt Nam hôm nay và ngày mai muốn chia sẻ trách nhiệm đó. Họ là những trí thức, học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập hợp lại những suy nghĩ của mình về những chủ đề như kinh tế, lịch sử, văn hóa, tư tưởng, thể chế, giáo dục, khoa học, công nghệ và y tế. Trong đó chủ biên là Giáo sư Trần Văn Thọ và TS. Nguyễn Xuân Xanh.

Cuốn sách nầy gồm 4 phần, bao gồm gần hết các mặt của đất nước Việt Nam hiện nay. Hầu hết các bài viết phân tích từ góc nhìn những vấn đề hôm nay và gợi ý, phát ra thông điệp cải cách hoặc kiến tạo để Việt Nam có ngày mai thịnh vượng, tươi đẹp. Ở mỗi chương sách đều có phần tóm tắt nhưng ở đây chúng tôi tóm lược ngắn hơn những điểm chính của mỗi phần và mỗi chương.

Phần I (Lịch sử, Văn hóa) gồm 6 chương nhìn lại quá khứ để hướng đến tương lai, từ cấp độ lịch sử dân tộc đến giá trị xưa và nay của Sài gòn, lịch sử đoạn đường nối Huế Đà Nẵng, và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa.

Huỳnh Bửu Sơn trong Đoàn kết để cường thịnh – Từ quá khứ nhìn về tương lai cho rằng “Ý thức hệ dân tộc, nhà nước chính danh và một giới tinh hoa yêu nước là 3 nhân tố cần thiết giúp xây dựng đoàn kết thống nhất trong cộng đồng dân tộc”. Đó là điều đặc biệt đúng trong lúc này để “phát huy mạnh mẽ ý thức hệ dân tộc, phát triển giới tinh hoa và tranh thủ sự hưởng ứng của họ, để đoàn kết, bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước cường thịnh.”

Nguyễn Quang Ngọc trong Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa xác nhận lại lịch sử chủ quyền và sự thực thi đầy đủ của các vua Việt Nam đối với hai quần đảo này, cho thấy muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII đã có đội Hoàng Sa xuất hiện. Chỉ từ năm 1909 chính quyền tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) cử người ra Hoàng Sa ngang nhiên tuyên bố đã phát hiện ra quần đảo này và đặt tên là quần đảo Tây Sa mới gây ra cuộc tranh chấp như hiện nay.

Trong Bản sắc đô thị Sài gòn trong bối cảnh Nam bộ, Nguyễn Thị Hậu dựng lại sự hình thành của Sài gòn và vai trò đại diện của nó cho Nam bộ, vừa là thủ phủ của chính quyền thực dân, vừa là trung tâm thương mại nối liền thế giới, có văn hóa đa dạng của những người bản xứ và người đến lập nghiệp, nối liền cả “hệ sinh thái Nam bộ” từ Miền Đông, Trung và Nam bộ trù phú. Sức sống của nó vẫn còn được chứng minh sau 1975 với vai trò “cùng cả nước vì cả nước”.

Trần Hữu Phúc Tiến trong Sài Gòn mỹ lệ xuyên thời gian và không gian khẳng định tính cách đặc biệt của người Sài gòn: đa xứ, đa văn, có máu khai phá của dân “đi về miền Tây” ở Mỹ, từng là Kinh đô Đàng Trong, là thủ đô Đông Dương công nghiệp hóa, là Thủ đô của Quốc Gia Việt Nam, rồi Thủ đô Việt Nam Cộng Hòa; và sau 1975 trở thành căn cứ “chòi đạp” để các “nhà tư sản và tiểu thương từ trong bóng tối khổ đau trở lại thương trường” xác lập lại tên tuổi.

Nguyễn Tùng mô tả lại trong bài Đoạn đường Huế-Đà Nẵng thời xưa những gian nan giao thông của khúc đường này chủ yếu trong thế kỷ 19. Đi từ Huế vào Đà Nẵng phải mất hai ngày: «Đi bộ thì sợ Hải Vân, Đi thủy thì sợ sóng thần hang Giơi». Còn từ Gia Định ra Huế thường phải mất đến 30 ngày! Cảm xúc lần đầu tiên của Paul Doumer: “Dưới kia vịnh Đà Nẵng hiện ra. Thực tuyệt vời!  Không một cảnh quan thần tiên nào của Địa Trung Hải có được cái đẹp và cái hùng tráng này…”

Trong Bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam hiện nay, Thực trạng và Giải pháp, Trần Đức Anh Sơn đưa ra cái nhìn khái quát về lịch sử bảo tồn di sản từ lúc Việt Nam có chính quyền đầu tiên năm 1945, bàn về những khái niệm chuyên môn về di sản văn hóa của Việt Nam và UNESCO, những thành tựu giành được, và những vấn đề còn tồn tại. Hai trường hợp thành công điển hình là Di sản văn hóa Huế, và Quần thể danh thắng Tràng An.

Phần II (Tư tưởng, Thể chế) gồm 6 chương bàn về những giá trị truyền thống và hiện đại, vấn đề khai sáng thực học, và các vấn đề về cải cách thể chế để đất nước phát triển.

Theo Trần Ngọc Vương trong Vấn đề chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam hiện nay, chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam, khởi đầu từ Triệu Đà, được nối tiếp thông qua mọi thời gian và triều đại hiện hữu trong lịch sử quốc gia – dân tộc, càng về sau càng được củng cố và vun đắp, lành mạnh hơn và toàn diện hơn. Ngoài ra, tác giả cho rằng tư tưởng của Hồ Chí Minh tại nhiều thời điểm có tính dân tộc và đã đi ngược lại tư tưởng chính thống của Đệ tam quốc tế.

Độc lập, tự do và phát triển của Vũ Ngọc Hoàng cho rằng những giá trị Dân chủ, Cộng hòa, Độc lập, Tự do và Hạnh phúc trong Tuyên ngôn độc lập 75 năm trước cần được bảo vệ trước “sự tha hóa quyền lực” đã diễn ra lâu năm do thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực và thực thi dân chủ, các khuyết điểm của nhiều nhiệm kỳ trong công tác cán bộ, cũng như do khoa học chưa làm được nền tảng cho các cải cách và quyết sách.

Trong Fukuzawa Yukichi, Francis Bacon và Việt Nam, Nguyễn Xuân Xanh bàn về khai sáng Bacon, Fukuzawa và cả khai sáng Ngũ Tứ Trung Quốc nữa, tất cả đều lấy khoa học hữu dụng, hay thực học, làm nền tảng để phụng sự con người, xây dựng quốc gia. Khai sáng Ngũ Tứ cần thêm Dân chủ để giải phóng con người bị đè nén quá lâu. Đó là những ngọn gió của Tinh thần thế giới thổi trên địa cầu từ bốn trăm năm qua, nhưng tại sao nó vẫn chưa đến Việt Nam? Tác giả tìm cách lý giải.

Nguyễn Trung trong Suy nghĩ về thế giới và nước ta sau đại dịch covid-19 muốn gửi đến công chúng thông điệp rằng sau đại dịch chỉ có một trật tự quốc tế mới dành cho nhân dân Việt Nam “một con đường sống duy nhất”. Đó là “phải trở thành một dân tộc trưởng thành và dấn thân, …, quyết xây dựng quốc gia phát triển, và dấn thân cùng với trào lưu tiến bộ của nhân loại cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển! Với tất cả ý chí: Sống hay là chết!”

Trong bài Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – đặc thù chính trị của Việt Nam, Trương Trọng Nghĩa xem xét sự tiến hóa của Hiến Pháp từ 1945 đến nay, từ “dân chủ nhân dân”, “nhà nước chuyên chính vô sản”, đến “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” kéo dài đến hôm nay. NNPQXHCN hay kinh tế thị trường định hướng XHCN có đem lại “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đến năm 2045 như nghị quyết hay không, đó là điều còn chờ thực tế sẽ trả lời.

Trong Suy nghĩ về con đường phát triển của Việt Nam, Huỳnh Thế Du cho rằng mô hình của Việt nam hiện đang gặp “trục trặc”, và tác giả gợi ý rằng, để đạt đến các mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” cần giảm nhẹ tính chất “ý thức hệ” để có những cuộc thảo luận khoa học, cởi mở và hữu ích hơn giữa Đảng và giới trí thức. Đảng cũng cần chấp nhận việc kết nạp người tài vào bộ máy quản trị đất nước, vì lợi ích tối cao của quốc gia.

Phần III (Giáo dục, Y tế) gồm 5 chương đề cập đến những vấn đề giáo dục trung học và đại học, chuyển đổi số như mệnh lệnh thời đại, và bàn về phát triển hệ thống y tế Việt Nam thời hậu-covid 19.

Nguyên Ngọc trong Đại chúng hay tinh hoa?, dựa trên các bài thi triết học của những kỳ thi Tú tài Pháp cho học sinh tất cả các ban, nêu lên sự khác biệt lớn giữa Tây và Ta: Giáo dục Tây chú ý vừa tính đại chúng, nhưng cũng vừa có tính tinh hoa cho thiểu số để có năng lực nhận ra và lý giải những câu hỏi lớn của thời đại, tức phải biết „nghĩ khác“, trong khi giáo dục Việt Nam nhằm đào tạo con người „đồng dạng“, điều chưa hẳn tốt cho phát triển.

Trong Xây dựng và Quản trị trường học phổ thông Giáp Văn Dương chia sẻ kinh nghiệm về tầm nhìn và cách quản trị. Cách mạng công nghiệp là quyết định và tình hình chưa bao giờ thuận lợi như hôm nay. Người làm giáo dục phải có tầm nhìn tối thiểu 30-50 năm về tương lai, để việc giáo dục những học sinh 6 tuổi năm nay bước vào lớp 1, thì 30 năm sau sẽ đơm hoa kết trái, để Việt Nam sẽ vươn lên trở thành một nước phát triển và hùng cường trên thế giới.

Với Chuyển đổi số và Giáo dục Hồ Tú Bảo nhận định Việt Nam đã luôn „đứng ngoài những cơ hội (công nghiệp hóa) của lịch sử“. Cuộc Cách mạng công nghệ số cốt lõi đang đến, “mở ra những cơ hội số của sản xuất thông minh và một xã hội thông minh”. Đó là cơ hội có một không hai để Việt Nam có thể vượt lên trong một vài thập kỷ tới. Tác giả cũng bàn đến những thách thức của chuyển đổi số trong giáo dục.

Giáo dục Đại học Việt Nam bước vào những năm 2020 của Huỳnh Như Phương nhận xét giáo dục đại học Việt Nam là một di sản phức tạp với nhiều khuyết tật. Tác giả mô tả tính phức tạp, chỉ ra các khuyết tật và đề khởi cách giải quyết, đồng thời hy vọng những nhà giáo dục chân chính “dù vẫn nhận đồng lương quá thấp và chịu những áp lực ngày càng đè nặng trên vai, họ vẫn cho thấy nghề giáo là một nghề đòi hỏi nhiều lương tri,” và “chính họ mới là những người có tư cách đại diện cho nghề nghiệp cao quý”.

Trong Đại dịch Covid-19 và Y tế Việt Nam Phạm Duy Thoại đưa ra những kiến thức cơ bản về virus, và các phương pháp xét nghiệm, ngăn ngừa, v.v.. Đại dịch là một thử thách nghiêm trọng cho từng quốc gia. Việt Nam, với nền y tế chưa phát triển nhưng đã khống chế được dịch bệnh rất hiệu quả khiến thế giới phải ngả mũ. Tuy nhiên, Việt Nam nên nhân cơ hội này gấp rút nâng cấp toàn bộ hệ thống y tế và bảo hiểm phòng cho mọi bất trắc.

Phần IV (kinh tế, kinh doanh) gồm 5 chương bàn về các vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam và đề khởi chiến lược, chính sách để phát triển trong tương lai.

Trong Chính trị và kinh tế thế giới sau đại dịch: Cơ hội và thử thách cho Việt Nam, Trần Quốc Hùng cho rằng với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cạnh tranh chiến lược Mỹ -Trung, tình trạng “một thế giới, hai hệ thống” và những xáo trộn về chuỗi giá trị cung ứng sẽ xảy ra. Việt Nam phải củng cố nội lực để đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội do những thay đổi của chính trị, kinh tế thế giới mang lại mới phát triển bền vững trong thời gian tới.

Tương lai kinh tế Việt Nam nhìn từ đại dịch của Trần Văn Thọ cho rằng  với tiền đề mọi người sẽ phải sống chung với đại dịch, kinh tế thế giới sẽ phải thay đổi và tư duy phát triển của Việt Nam cũng phải khác với các lý luận đã có. Với tư duy mới về các quan hệ như tập trung và phân tán, đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, ., cùng với chiến lược chuyển dịch cơ cấu, Việt Nam sẽ phát triển bền vững với mô hình mới trong thập niên 2020.

Trong Doanh nghiệp Việt và giấc mơ Việt Nam thịnh vượng, Phạm Chi Lan  phân tích thực trạng doanh nghiệp Việt Nam và suy nghĩ về hướng đi tương lai, khi mọi người đang mong thực hiện giấc mơ Việt Nam thịnh vượng vào khoảng giữa thế kỷ này. Tác giả cho rằng phải thúc đẩy tăng cường nền tảng vi mô của kinh tế thị trường, học hỏi và sáng tạo về công nghệ và quản trị, liên kết và hội nhập là những hướng đi chính để doanh nghiệp Việt phát triển và góp sức hiện thực hóa giấc mơ Việt Nam thịnh vượng.

Trong Tài nguyên bản địa và vấn đề phát triển bền vững, Kim Hạnh chủ trương để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cần nhấn mạnh “tài nguyên bản địa” , một khái niệm chỉ nguồn lực có sẵn cần khai thác, chế biến, tìm kiếm thị trường. Ngoài ra cần chú ý bảo tồn tài nguyên bản địa nhất là các giống cây, giống con bản địa để bảo vệ đa dạng sinh học, sự hài hòa giữa thiên nhiên, con người và văn hóa truyền thống. Trong văn mạch nầy, thực hiện “kinh tế tuần hoàn” là cần thiết.

Tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn của Đặng Kim Sơn phân tích vai trò của nông nghiệp trong kinh tế Việt Nam và đưa ra các ý tưởng để nông nghiệp phát triển trong giai đoạn mới có các đặc tính như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, đô thị hóa và công nghiệp hóa. Tác giả chủ trương cần thay đổi từ phát triển theo chiều rộng, thâm dụng tài nguyên sang một nền nông nghiệp toàn diện, vừa phát huy lợi thế vùng, ngành; vừa đảm bảo sự vững bền về xã hội và môi trường.

Nội dung của các chương sách phản ảnh sự chuyên sâu trong lãnh vực của các tác giả nhưng được trình bày với văn phong dễ hiểu cho mọi độc giả có trình độ hiểu biết nhất định. Ý kiến trình bày trong các chương dĩ nhiên là ý kiến riêng của các tác giả và các tác giả chịu trách nhiệm về nội dung và sự chính xác của bài viết của mình. Là những người chủ biên, chúng tôi xin cám ơn các tác giả đã đáp ứng yêu cầu về mục tiêu của cuốn sách và đã hoàn thành bài viết trong thời gian rất ngắn.

Sách Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai của tác giả GS. Trần Văn Thọ; Nguyễn Xuân Xanh, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai

Việt Nam Hôm Nay Và Ngày Mai

Giá bán tại NetaBooks: 259.250 ₫ 305.000 ₫
Tiết kiệm: 45.750 ₫-15%
2/5
(1 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 33% | 1 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 33% | 1 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
Avatar
Phan Hữu Tưởng
Mua 1 quyển sách Viêt Nam hôm nay và ngày mai.
Trả lời
  • NetaBooks Quản trị viên
    Dạ, Neta đang liên hệ mình để gửi sách. Cảm ơn anh!
    Thích 0 4 năm trước
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng