TẤT CẢ DANH MỤC

Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học

  • Giá bán: 152.000 ₫ 190.000 ₫
  • Tiết kiệm: 38.000 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học

Cuốn sách này xuất phát từ một thực trạng: Sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn. Số bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế là một trong những chỉ tiêu chính để đánh giá mức độ hoạt động của một nền khoa học. Tính từ 1970 đến 2011, tổng số ấn phẩm khoa học từ Việt Nam được công bố trên các tập san khoa học quốc tế là 10745 bài. Con số này chỉ bằng 22% của Thái Lan, 27% của Malaysia, và 11% của Singapore. Thật ra, so với các nước lớn trong vùng, số bài báo khoa học của Việt Nam là thấp nhất. Đối chiếu với con số hơn 9000 giáo sư và 24000 tiến sĩ, con số ấn phẩm khoa học của Việt Nam cho thấy năng suất khoa học của giới học thuật Việt Nam còn rất thấp.

Trước tình hình trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đi đến quyết định lấy số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (sẽ gọi tắt là “công bố quốc tế”) là một chỉ tiêu để đánh giá thành quả của nghiên cứu khoa học. Sự hiện hiện khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế có thể giải thích bằng nhiều nguyên nhân, kể cả vấn đề ý tưởng và phương pháp nghiên cứu. Ngày nay, khoảng 90% tập san quốc tế dùng tiếng Anh như là một ngôn ngữ chính. Ngay cả những tập san xuất phát từ những nước như Thuỵ Điển, Na Uy, Hà Lan, Phần Lan, China, Nhật, Hàn Quốc, cũng dùng tiếng Anh.

Có thể nói rằng tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ khoa học. Nhưng đối với người Việt chúng ta, tiếng Anh là một rào cản rất lớn, bởi vì nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa thạo tiếng Anh. Rất nhiều nhà khoa học Việt Nam biết tiếng Anh, có thể đọc, nghe, và viết, nhưng phần lớn chưa quen với cách viết một bài báo khoa học hoàn chỉnh. Ngay cả những nghiên cứu sinh đã theo học các đại học nói tiếng Anh ở nước ngoài cũng chưa đủ khả năng để soạn một bài báo khoa học mà không cần đến sự hỗ trợ về ngôn ngữ. Nghiên cứu ở Đài Loan cho thấy khoảng 1/4 bài báo từ nước này bị từ chối là do có vấn đề trong tiếng Anh. Do đó, cách soạn bài báo khoa học bằng tiếng Anh tuy mới nghe qua có vẻ là một việc tương đối nhỏ, nhưng trong thực tế lại là một yếu tố rất quan trọng cho “số phận” của một bài báo khoa học. Có thể nói không ngoa rằng chính tiếng Anh là một rào cản làm cho sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế còn quá khiêm tốn.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay được soạn ra để giúp bạn cách viết một bài báo khoa học bằng tiếng Anh. Một nghiên cứu khoa học bắt đầu bằng một đề cương nghiên cứu, đến triển khai nghiên cứu (thí nghiệm và thu thập dữ liệu), công bố kết quả trên các tập san khoa học, và trình bày kết quả trong các hội nghị. Do đó, nội dung của cuốn sách gồm 3 phần chính: Cách viết đề cương nghiên cứu, cách soạn một bài báo khoa học, và cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị quốc tế. Phần II trình bày những chuẩn mực để soạn một bài báo khoa học theo công thức IMRaD (Dẫn nhập, Phương pháp, Kết quả, và Bàn luận). Nhưng nghiên cứu khoa học bắt đầu từ ý tưởng, và ý tưởng phải được hệ thống hóa trong một đề cương nghiên cứu. Do đó, phần II của sách chỉ dẫn cách soạn một đề cương nghiên cứu một cách thuyết phục. Nhà khoa học không chỉ công bố bài báo khoa học mà còn phải trình bày báo cáo trong các hội nghị quốc tế. Nhưng một điều đáng tiếc là rất nhiều nhà khoa học Việt Nam chưa am hiểu cách soạn bài báo cáo, thậm chí chưa quen với cách nói trong các hội nghị khoa học quốc tế. Điều này dẫn đến nhiều sự cố có khi ảnh hưởng đến danh dự quốc gia.

Vì thế, cuốn sách này còn có một phần quan trọng là cách trình bày báo cáo bằng PowerPoint trong các hội nghị khoa học quốc tế. Mỗi chương sách đều được minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể, phần lớn đều trích từ những bài báo của chính tác giả đã công bố trên các tập san quốc tế. Cuốn sách cũng có 2 bài báo mẫu viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh để bạn đọc có thể tham khảo. Là người làm trong lĩnh vực y học, nên tôi trích dẫn nhiều ví dụ trong ngành y, nhưng những ví dụ này cũng có thể áp dụng cho nhiều ngành khoa học thực nghiệm khác. Hi vọng với nội dung này, bạn đọc có thể thực hành viết bài báo một cách dễ dàng hơn. Đã có rất nhiều sách hướng dẫn về cách viết bài báo khoa học bằng tiếng Anh, nhưng tôi muốn nghĩ rằng cuốn sách này khác với những cuốn đã xuất bản.

Đại đa số sách về đề tài xuất bản khoa học viết cho độc giả nói tiếng Anh hay người Âu Mĩ, nhưng cuốn sách bạn đang cầm trên tay là viết cho người Việt, đặc biệt là giới nghiên cứu sinh và khoa học Việt Nam. Là người Việt từng mài mò học tiếng Anh, trực tiếp làm nghiên cứu khoa học, đã và đang phục vụ trong các ban biên tập tập san khoa học quốc tế, tôi có thể chia sẻ với các đồng nghiệp Việt Nam những điều mà các tác giả Âu Mĩ không thể chia sẻ. Bạn đọc sẽ tìm thấy trong sách những kinh nghiệm về cách soạn bài báo khoa học và cách trình bày báo cáo, cũng như những sai lầm phổ biến ở người Việt Nam mà tôi muốn chia sẻ.

Cuốn sách là một công trình tâm huyết của tác giả với mong mỏi góp phần vào việc nâng cao số ấn phẩm khoa học Việt Nam trong các diễn đàn khoa học quốc tế. Trong thời gian trên dưới 10 năm qua, tôi đã có dịp thực trên 20 lớp học ngắn hạn (workshop) về phương pháp nghiên cứu khoa học tại rất nhiều đại học, bệnh viện, và trung tâm nghiên cứu khoa học. Qua những lớp học đó tôi nhận ra những khó khăn trong cách viết bài báo khoa học. Vì thế, sau những lớp học về phương pháp là một loạt lớp học về cách viết bài báo khoa học, khởi đầu ở Đại học Y Hà Nội vào năm 2009, và sau này được thực hiện tại nhiều bệnh viện và đại học khác.

Cuốn sách còn là một “sản phẩm” của những khoá học vừa đề cập. Tôi cám ơn BS Hồ Phạm Thục Lan đã cho phép tôi dùng 2 bản thảo bài báo khoa học như là một minh hoạ. Tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn các đồng nghiệp và học viên thuộc Bộ môn Nội tiết (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh), Đại học Y Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược Cần Thơ, Đại học Y Dược Huế, Đại học Y Hải Phòng, Đại học Y Thái Nguyên, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Học viện Quân Y 175, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, đã tạo điều kiện cho tôi chia sẻ những kinh nghiệm cùng các bạn. Tôi cũng cám ơn các công ty dược, đặc biệt là Sanofi aventis và Novartis đã hỗ trợ một cách bất vụ lợi những lớp học về cách viết bài báo khoa học.

Thông tin tác giả Nguyễn Văn Tuấn

Nguyễn Văn Tuấn

Tác giả là một nhà nghiên cứu cao cấp (Senior Principal Fellow), đứng đầu một laboratory chuyên nghiên cứu về di truyền và dịch tễ học loãng xương của Viện nghiên cứu Y khoa Garvan (Australia). Ông còn là Giáo sư y khoa của Đại học New South Wales (Australia); Giáo sư Adjunct về dịch tễ học của Trường Y, Đại học Notre Dame, Australia. Ở Việt Nam, tác giả là Giám đốc chương trình nghiên cứu về cơ và xương, Giáo sư Xuất sắc của Trường Đại học Tôn Đức Thắng.

Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 300 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên nhiều tập san nổi tiếng trên thế giới như Nature, Science, Nature Genetics, JAMA, Lancet. _New England Journal of Medicine, V.V.. Những nghiên cứu của tác giả có tác động lớn, với hơn 30000 trích dẫn, và chỉ số H của tác giá là 87. Ông là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới về loãng xương, và một trong những kết quả nghiên cứu của ông được phát triển thành một môi hình tiên lượng gãy xương "Garvan Fracture Risk Calculator" (WWW.fractureriskcalculator.Com) được các bác sĩ khắp thế giới sử dụng trong lâm sàng. Ở Việt Nam, tác giả đã từng giảng dạy về y học thực chứng và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt 20 năm qua cho hàng ngàn học viên trên khắp miền đất nước. Ông cũng đã xuất bản 12 cuốn sách ở Việt Nam về y khoa, giáo dục, khoa học và nghiên cứu khoa học.

Tác giả từng nhận nhiều giải thưởng trong và ngoài nước: Giải thưởng của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam năm 2004, giải thưởng "Vinh danh Nước Việt năm 2005, Giải Sách Hay (2013), một số giải thưởng của Ủy ban Nhân dân TPHCM, Hội loãng xương TPHCM, và Hội Y học TPHCM; Huân chương Nhà nghiên cứu ngoại hạng của Đại học Công nghệ Sydney, Úc: Giải thưởng nghiên cứu xuất sắc của Hội loãng xương Hoa Kỳ; Giải thưởng luận án tiến sĩ xuất sắc của Đại học New South Wales, VV.. Năm 2018, ông được bầu làm Viện sĩ của American Society for Bone and Mineral Research, và năm 2019 ông được bầu làm Viện sĩ Viện hàn lâm y khoa Úc (Australian Academy of Health and Medical Sciences).

Sách Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học

Từ Nghiên Cứu Đến Công Bố - Kỹ Năng Mềm Cho Nhà Khoa Học

Giá bán tại NetaBooks: 152.000 ₫ 190.000 ₫
Tiết kiệm: 38.000 ₫-20%
-
+
Chọn mua
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng