"Trí tuệ của sự tha thứ” là một cuốn sách đặc biệt, đặc biệt bởi nó không “cầm tay chỉ việc” ta phải thực hành việc tha thứ như thế nào, có những bước nào để hướng đến sự tha thứ một người, một việc. Cuốn sách tiết lộ cho chúng ta về con người đời thường của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một lãnh tụ Phật giáo lỗi lạc của thế giới qua “góc quan sát” của một người bạn “nối khố”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Tenzin Gyatso) là một trong số ít các vị lãnh đạo tinh thần được tôn kính trên toàn thế giới. Ngài là biểu tượng của hòa bình và được mệnh danh là một vị Bồ Tát sống trong tinh thần Phật giáo Đại thừa bởi Ngài đã dành phần lớn cuộc đời của ông cho sự nghiệp truyền giáo và mang đến những điều tốt lành. Với lòng khát khao muốn đạt được Phật Quả vì lợi lạc của tất cả chúng sanh, dù phải lưu vong khỏi quê hương hàng chục năm nhưng người vẫn đấu tranh cho sự độc lập – dân chủ của Tây Tạng và đã thệ nguyện sẽ tái sinh trở lại thế gian để giúp đỡ nhân loại.
Sách Trí Tuệ Của Sự Tha Thứ. Tác giả Victor Chan, Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ảnh SaiGonBooks
Trọng tâm triết lý hòa bình của Đức Đạt Lai Lạt Ma nằm ở khả năng vun bồi sự tha thứ
Trong hơn 30 năm quen biết, tác giả Victor Chan đã đồng hành cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia vào đoàn tháp tùng trong mỗi chuyến công du của Ngài, có thời gian làm việc trong chính ngôi nhà của Ngài.
Qua những cuộc trò chuyện và những chuyến đi của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Victor Chan. Chúng ta rồi sẽ giống như Chan, ngạc nhiên trước sự linh hoạt và khả năng chịu đựng của nhà lãnh đạo người Tây Tạng này, người tiếp tục xuất hiện vào lúc 3:30 sáng để đọc thần chú và cầu nguyện. Theo các bác sĩ, trái tim của vị Tu sĩ Phật giáo giống như của một người đàn ông 30 tuổi hơn là một người đàn ông ở độ tuổi cuối sáu mươi.
Chan báo cáo về những phát hiện của Paul Ekman, một người nghiên cứu suốt đời về khuôn mặt và những gì họ tiết lộ về con người, người nói rằng anh chưa bao giờ thấy ai giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Cơ mặt của thầy rất quan trọng và dẻo dai, chúng dường như thuộc về một ai đó trong Tuổi hai mươi ... Ngoại trừ một số trẻ nhỏ, khuôn mặt của nhà lãnh đạo Tây Tạng là khuôn mặt đáng thương nhất mà Ekman bắt gặp trong nhiều thập kỷ nghiên cứu của mình. Và giống như những đứa trẻ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma hoàn toàn thoải mái thể hiện cảm xúc của mình.”
Chúng ta phải nỗ lực hết sức để lan tỏa tình yêu thương giữa người với người. Cùng lúc với việc phản đối bạo lực hay chiến tranh, chúng ta phải thể hiện được rằng còn một con đường khác nữa - con đường bất bạo động. Thực tế hiện nay cho thấy: Toàn bộ thế giới là một cơ thể. Khi có gì đó xảy ra ở một vùng xa xôi, phản ứng của nó sẽ lan tới nơi bạn ở. Việc hủy hoại một nước láng giềng mà bạn coi là kẻ thù cũng cầm chắc như hủy hoại chính quốc gia của bạn. Tương lai của chúng ta phụ thuộc vào sự bình an toàn cầu.
Nếu ta tô đậm thêm những cảm xúc tiêu cực với những người khiến mình phải đau khổ, việc đó chỉ làm chúng ta mất đi sự thanh thản. Nhưng nếu tôi tha thứ, tâm trí tôi sẽ trở nên thanh thản.
Vậy có chăng việc tha thứ cho kẻ thù của mình? - Vitor Chan đã hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma như vậy.
Và Ngài đáp: Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thay đổi cả một đời người. Để giảm thiểu sự thù ghét cũng như những cảm xúc tiêu cực khác, ta phải nuôi dưỡng những cảm xúc đối lập với chúng - ví như lòng từ bi và sự tử tế. Nếu như ta thực sự biết thấu cảm, hết mực tôn trọng người khác, việc tha thứ trở nên vô cùng dễ dàng. Lý do chính yếu là bởi tự ta không muốn làm tổn hại đến bất cứ ai. Sự tha thứ cho phép ta duy trì những cảm xúc tích cực này. Tôi mường tượng việc cho đi những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, mến thương tới những người xung quanh. Rồi tôi lại tưởng tượng rằng mình đang đón nhận những khổ đau và cảm xúc tiêu cực của họ. Tôi làm điều này mỗi ngày, và khi tôi thiền, tôi hít vào những độc khí từ họ - sự căm ghét, sợ hãi, tàn nhẫn. Rồi tôi thở ra và để những điều tổ đjep như lòng trắc ản hay sự tha thứ đi ra cùng hơi thở ấy. Tôi đón nhận vào cơ thể mình mọi điều xấu xa ấy để rồi thay thế bằng dòng không khí trong lành. Cho đi và nhận lại. Tôi tự giữ mình khỏi việc đổ lỗi - tôi không đổ lỗi cho họ hay cho bản thân mình. Phương pháp thiền này rất công hiệu trong việc giảm thiểu sự căm hận và vun bồi sự tha thứ.
Luôn là như thế, khổ đau và nghịch cảnh là những điều kiện cần để rèn luyện tính kiên trì và bền bỉ. Những đức tính này là vô cùng cần thiết nếu chúng ta muốn giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như căm ghét và nóng giận. Khi mọi điều bình an, chúng ta không mấy cần đến lòng kiên nhẫn và tha thứ. Chỉ khi gặp biến cố, chịu đựng khổ đau chúng ta mới thực sự được rèn luyện những dức tính này, lòng từ bi sẽ trào dâng trong ta một cách tự nhiên.
Nguồn https://www.netabooks.vn/tri-tue-cua-su-tha-thu
Những cuốn sách “Nghệ Thuật Sống - Tâm Lý” với những kinh nghiệm nghệ thuật sống tuyệt hay mang lại động lực mạnh mẽ sẽ làm bạn thay đổi cách sống, cách nghĩ… giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Xem tại đây
Theo Quỳnh Anh (Nhịp Cầu Đầu Tư)