Tiền, Tình Dục, Chiến Tranh, Nghiệp
Nửa thế kỷ trước, nhà sử học người Anh Arnold J.Toynbee đã dự đoán rằng cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử thế giới, “biến cố quan trọng nhất của thế kỷ XX”.
Nhờ công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại, cuộc đối thoại toàn cầu giữa Đông và Tây đang hứa hẹn sẽ mở ra những khả năng thực sự đáng trông chờ, hy vọng. Cuộc đối đầu này cũng thách thức Phật giáo theo nhiều cách mới mẻ. Nếu Phật pháp (Dharma) muốn hoàn tất tiềm năng khai phóng của mình, chắc chắn nó phải thực hiện một sự chuyển tiếp từ một truyền thống cổ xưa thành một giáo lý đề cập một cách trực tiếp hơn nữa đến những nhu cầu tâm linh của con người hiện đại đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa.
Sự tương thuộc lẫn nhau trong thế giới toàn cầu hóa hàm ý sự tiến hóa của Phật giáo phương Tây cũng sẽ tương tác với Phật giáo châu Á bằng cách tự soi rọi lại bản thân mà từ đó có quá nhiều vấn đề đòi hỏi những đáp án hoàn toàn mới lạ như Tiền, Thời gian, Tình dục, Chiến tranh, Nỗi khổ, Nghiệp...