Giới thiệu sách
Thượng Kinh Ký Sự - Lê Hữu Trác (Bìa Cứng)
Thượng kinh ký sự ( Ký sự lên kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán của nhà y học và nhà văn Lê Hữu Trác (biệt hiệu: Hải Thượng Lãn Ông, có nghĩa: Ông già lười miền Hải Thượng). Đây là một thiên phóng sự duy nhất của văn học Việt xưa viết về người thật, việc thật với cách hành văn giản dị, tinh tế và sinh động.
Tập ký sự này mở đầu lúc Lê Hữu Trác đang sống ở quê mẹ là Hương Sơn, thì bỗng có chỉ triệu ra kinh chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm và thế tử Trịnh Cán. Khi ấy, ông đã 62 tuổi. Trên từng chặng đường đi lên kinh, tác giả vừa mô tả phong cảnh vừa bộc lộ tâm trạng của mình. Khi đến kinh đô, tác giả tiếp tục mô tả quang cảnh ở đó, nhất là trong phủ chúa Trịnh, nơi lắm xa hoa và quyền uy. Ngoài ra, ông còn kể việc tiếp xúc của mình với các Nho sĩ, quan lại và những người thân quen xưa. Tác phẩm kết thúc với việc ông về lại quê nhà trong tâm trạng mừng vui.
Thượng kinh ký sự là một áng văn cổ thời kỳ văn học trung đại của nước ta.
Thượng kinh ký sự được tác giả viết theo thể nhật ký, không chia chương mục với 10 tiểu mục như sau:
- Giã nhà lên kinh
- Vào Trịnh phủ
- Nhớ quê nhà
- Làm thuốc và làm thơ
- Đi lại với các công khanh
- Tình cờ gặp người cũ
- Ngâm thơ, thưởng nguyệt
- Về thăm cố hương
- Vào phủ chúa chữa bệnh
- Trở về quê cũ
Trích dẫn sách Thượng Kinh Ký Sự - Lê Hữu Trác
"Và tập văn du ký này về phần nhiều là lược tả có những cảnh trí, những phong vị cùng những nhân vật đất Hà thành. Tôi nhân đọc tập du ký này mà đối với cái đất cố đô kia, trong lòng bất giác sinh ra có điều cảm khái, muốn nói mà không có thể điểm nhiên đi không nói được: bởi vì đất Hà thành là cái chỗ văn hóa phát nguyên của nước Việt Nam ta ngày nay, là cái chỗ chủ não của người nước Đại Việt ta ngày trước, kể đặt kinh đô thời cũng đã trải qua năm sáu triều, kể năm cũng đã hơn bảy tám trăm năm đến nay, biết bao nhiêu là công nghiệp gây dựng ở đấy, bao nhiêu là cái tinh hoa tụy tụ ở đấy, thế mà nay ta muốn tìm đến những chỗ di tích để mà chiêm bái các đấng tiền nhân, thời ngoài cái Văn Miếu từ Lý triều sáng tạo đến quốc triều trùng tu, với một pho tượng đồng thần Trấn Vũ, đúc từ đời Lê ra, không còn cái cổ tích nào là khả quan nữa: khách du lịch bất đắc dĩ muốn bằng điều cổ nhân ở trên tờ giấy, thời cũng không có sách vở gì để ghi chép cái di tích nào cả. Ấy về phân hình thức còn như thế, nữa là những cải lưu phong dư vận vô hình kia, thì còn biết tra vấn vào đâu cho được. May sao còn được một quyển Thượng kinh ký sự của Cụ Lãn Ông là một quyển sách của Cụ chép khi Cụ trùng du thành Thăng long vì việc phải vào thăm bệnh ông thể tử của chúa Trịnh, mà sở ngộ những người những cảnh nào có quan hệ đến việc Cụ kinh qua, thì Cụ mới chép để phụ vào bộ sách thuốc của Cụ mà làm cái hứng thú riêng của bọn y gia, khiến cho hậu nhân ta mới nhờ đó mà được phảng phất thấy cái đất Hà thành về cuối đời Hậu Lê là lúc trị hóa và văn vật đã về mạt lưu rồi." - Đỗ Nam Tử NGUYỄN TRỌNG THUẬT
Sách Thượng Kinh Ký Sự - Lê Hữu Trác (Bìa Cứng) của tác giả Lê Hữu Trác, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark