Thơ Ngắn Đỗ Nghê
Tôi nghĩ thơ, bản chất đã là nhân bản, dù được thể hiện dưới hình thức này hay hình thức khác, ở thời đại này hay thời đại khác. “Người ta đẻ ra mà tỉnh, ấy là tính Giời cho nguyên như thế, cảm ở vật ngoài mà động thời ấy mới là sự muốn của tính. Đã có muốn thời phải có nghĩ, đã có nghĩ thời phải có nói, đã có nói thời những cái ý nhị không thể nói hết ra được mà hình hiện ở trong lúc ngậm ngùi ngợi than, tự nhiên tất phải có những giọng điệu cung bực, như không thôi đi được. Ấy tại thế mà sinh ra có thơ!”. Chu Hy đã viết như thế ngàn năm trước khi đề tựa cho tập Kinh Thi, khi có người hỏi ông: Thơ tại sao mà làm ra? (Tản Đà địch). “Như không thôi đi được”, bạn thấy không? Những người làm thơ… trên cõi nhân gian đều vậy đó, “như không thôi đi được”…
Thông tin tác giả Đỗ Hồng Ngọc
Bs. Đỗ Hồng Ngọc sinh năm 1940 tại Bình Thuận. Ông tốt nghiệp tiến sĩ y khoa quốc gia, Y khoa Đại học đường Sài Gòn năm 1969. Ông là bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viên Nhi đồng 1 Tp.HCM, giảng viên trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch Tp.HCM đồng thời cũng là nhà văn lớn với bút hiệu Đỗ Nghê.
Bs. Đỗ Hồng Ngọc người dành 32 năm tuổi trẻ cứu chữa, dạy học cho hàng trăm nghìn lớp trẻ, tuy đã đến tuổi “hưởng phúc” nhưng vẫn tận tụy truyền lửa cho lớp trẻ qua thơ văn của mình… Với hơn 32 năm chăm sóc, cứu chữa cộng đồng, hiện nay ông đã về hưu. Tuy nhiên, đó chỉ là gác lại công việc cứu chữa trực tiếp trên bàn mổ thôi! Bây giờ, ông vẫn là 1 vị bác sĩ, bác sĩ chữa trị các bệnh về tâm hồn. Ông đã xuất bản hơn 30 tác phẩm với nhiều chủ đề như viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, tùy bút, tạp văn, thơ… Nhiều tác phẩm của ông được công chúng yêu thích như: Già ơi chào bạn, Gió heo may đã về, Thư gửi người bận rộn…