Giới thiệu sách
Thiền và Bát Nhã
Tập sách Thiền và Bát Nhã này là phần trích Luận năm và Luận sáu trong bộ Thiền Luận, tập hạ của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa Nghiêm và Bát Nhã.
Mục lục
Tựa tái bản lần 2
Tựa tái bản
Phần I: Dẫn vào Tâm Kinh Bát Nhã
I- Các truyền bản Phạn Văn
II- Lược chú văn nghĩa
III- Ảnh hưởng Tâm Kinh và Mật giáo
Phụ lục 1: Tâm Kinh lược bản
I- Phạn văn
II- Các bản Hán dịch
III- Bát Nhã Tâm Kinh Việt dịch
Phụ lục 2: Tâm Kinh quảng bản - Phạn văn và Hán dịch
I- Phạn văn
II- Bản Tây Tạng
III- Các bản Hán dịch
Phục lục 3: Nguồn tham chiếu
1- Đại Bát Nhã - Huyền Trang
2- Đại Phẩm - La Thập
3- Đại trí độ luận
Phần II: Thiền luận V
Ý nghĩa của Tâm Kinh Bát Nhã trong Phật giáo Thiền tông
I- Phạn văn Tâm Kinh Bát Nhã và Hán dịch
II- Phân tích Tâm Kinh
III- Tâm Kinh và biểu hiện tâm lý của kinh nghiệm Thiền
Thiền luận VI: Triết học và Tôn giáo trong Bát Nhã Ba La Mật Đa
I- Đại cương
II- Triết học trong Bát Nhã
III- Tôn giáo của Bát Nhã
IV- Tổng yếu
Sách dẫn
Thông tin tác giả Tuệ Sỹ
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé, Lào, quê tại Quảng Bình, Việt Nam. Ông là một học giả uyên bác về Phật giáo, nguyên giáo sư thực thụ của Đại học Vạn Hạnh tại Sài Gòn, nhà văn, nhà thơ, dịch giả. Ông hiện là Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN).
Ông thông thạo tiếng Trung Quốc, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Nhật, đọc hiểu tiếng Đức. Ông được giới học giả Việt Nam đánh giá cao vì đã công bố nhiều tiểu luận, chuyên khảo, thơ và nhiều công trình dịch thuật Phật giáo từ tiếng Phạn, tiếng Trung Hoa và tiếng Nhật.[1] Lúc bị bắt năm 1984, ông và Thích Trí Siêu, được coi là 2 nhà sư uyên bác nhất của Phật giáo Việt Nam, đang soạn thảo quyển Bách khoa Phật học Ðại Tự diển
Sách Thiền và Bát Nhã của tác giả Daisetz Teitaro Suzuki, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark