TẤT CẢ DANH MỤC

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Sách bị vàng ở mép

Sài Gòn Tạp Pín Lù
  • Giá bán: 112.000 ₫ 140.000 ₫
  • Tiết kiệm: 28.000 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
Hết hàng. Quý Khách quan tâm có thể để lại email, Neta sẽ thông báo khi có hàng.
THÔNG BÁO KHI CÓ HÀNG
100% Sách thật
Đổi trả miễn phí nếu hàng lỗi

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Giới thiệu sách Sài Gòn Tạp Pín Lù

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Cụ Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn đặc biệt Nam bộ mà cũng là một học giả, một nhà cổ ngoạn có một không hai Việt Nam. Ông có một bút pháp độc đáo, duyên dáng… mà vài thập kỉ của thế kỉ XX chưa có nhà văn nào có thể so sánh được.

Vào buổi vãn niên, ông có mấy tác phẩm mà ông cho là “tâm đắc” của mình được xuất bản, trong đó có cuốn Sài Gòn tạp pín lù (tức Sài Gòn năm xưa II, III) nối tiếp Sài Gòn năm xưa I xuất bản từ năm 1962 tại Sài Gòn.

Nói như tác giả (VHS), Sài Gòn tạp pín lù là ông nhớ đâu viết đó và viết bằng máy chữ nên rất tự do, tự nhiên, chân thành và không kém thân tình. Sài Gòn tạp pín lù đến với chúng ta tuy trễ, nhưng vẫn được độc giả say sưa đọc bởi vì bút pháp cùng với văn phong cố hữu có một không hai của nhà cổ ngoạn họ Vương. Có thể nói Sài Gòn tạp pín lù như là một thứ Sài Gòn vang bóng của tác giả và của cả dân Sài Gòn từng vui buồn với đất Bến Nghé từ bao giờ cho đến bây giờ.

Đã lâu lắm chúng ta mới được thưởng thức một bữa Tạp pín lù đặc biệt. Nói là đặc biệt bởi vì người nấu và dọn cho chúng ta bữa ăn này là nhà văn, nhà học giả kiêm nhà chơi cổ ngoạn Vương Hồng Sển lão thành.

Sài Gòn tuy không có một quá khứ “nghìn năm văn vật” như Hà Nội, Huế; nhưng nơi đây lại có những “nam thanh nữ tú”, nhứt là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời.

Trong số những người nặng tình với Sài Gòn, chúng tôi biết có nhà văn Vương Hồng Sển. Từ năm 1962, ông có cuốn Sài Gòn năm xưa (1962) mà trong bản in đầu ông từng viết:

“Đối với các bạn nhỏ, tôi (VHS) xin nói lớn:

1- Chỗ nào các bạn thấy mới, đừng sợ, ấy là tôi đã cân nhắc kĩ càng, cứ tin, cứ dùng: “coi vậy mà xài được”.

2- Chỗ nào chưa “êm”, nhờ các bạn chỉ giùm, nếu tìm cách bổ khuyết càng tốt, gọi giúp lẫn nhau, già thua trẻ không xấu, mắc cỡ bậy, hay gì?”.

Vậy Sài Gòn năm xưa I là phần nói về nguồn gốc và vị trí của thành phố Sài Gòn. Còn Sài Gòn tạp pín lù (II, III) là phần nối tiếp để nói về “nam thanh nữ tú”, về cảnh sinh hoạt của Sài Gòn khoảng 70, 80 năm về kỉ niệm xưa, về những mối vương vấn tưởng là tầm thường, nhưng đã để lại trong lòng người với những rung động còn kéo dài mãi đến bây giờ và có thể tận mai sau.

Tác giả gọi là “Tạp pín lù” là để nói về mọi việc, để không bị gò bó bởi thứ tự thời gian, để “nhớ đâu nói đó”, để mở rộng giới hạn cho câu chuyện của mình. Cái duyên riêng của “cụ Năm Sển” là ở đó. Nói “cu cu chằng chằng” nhưng không lạc đề mà lại rất giàu nghệ thuật.

Xã hội miền Nam thời Pháp thuộc - mà nay cũng gần như vậy – là một xã hội “tứ chiếng”, một xã hội có tính cách “siêu quốc gia” (cosmopolite) với đông đủ các mặt “Tây, Chệt, Chà Maní”; với những nhân vật có nhiều khía cạnh lạ lùng mà ngày nay trong mắt chúng ta, những người miền Nam không thuộc hàng những người cố cựu, có vẻ như bị bao phủ trong một không khí huyền thoại. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều… bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc lại, gợi lại làm chúng ta khi nghe, cảm thấy bồi hồi khi nghe như thi sĩ Villon ngày xưa của Pháp đã ngâm “Đâu rồi những vần tuyết cũ” (Mais òu sont les neiges d’antan?) mà cứ mãi vương vấn bên mình!

Sài Gòn tạp pín lù còn là một thứ  “đi tìm thời gian đã mất” (à la recherche du temps perdu), một thứ hành hương về quá khứ để hồi tưởng về những thú vui, những cảm xúc, những mùi vị nay không còn nữa! Tô cháo cá chợ Cũ, bát phở đường Turc (nay là đường Hồ Huân Nghiệp), món bò bung, bánh hỏi của ông già Thủ Đức… cũng tạo được sự kì diệu của chiếc bánh Madeleine nhúng vào tách nước trà tilleul đối với Marcel Proust năm nào ở trời Âu.

“Javais vingt ans et c’était le printemps” câu hát của Vương Hồng Sển trong Sài Gòn tạp pín lù mà chúng tôi xin phép được đổi từ thì hiện tại ra thì quá khứ để cùng nhau tiếc cái tuổi Hai mươi và mùa xuân rực rỡ của mình.

Cái thú đọc Sài Gòn tạp pín lù là ở đó, mà cũng tại văn phong cụ Sển nữa.

Thông tin tác giả Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển sinh ngày 27 tháng 9 năm 1902[1], tại Sóc Trăng, mang dòng máu Việt, Hoa và Khmer. Nguyên tên thật ông là Vương Hồng Thạnh (Vương Hồng Thịnh), khi làm giấy khai sinh người giữ sổ lục bộ nghi nhầm là Sển (theo cách phát âm tiếng Triều Châu hay còn gọi là tiếng Tiều là một huyện của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

Thời học sinh, ông học tại trường Collège Chasseloup Laubat (nay là trường Phổ thông trung học Lê Quý Đôn). Sau khi đậu bằng Brevet Elémentaire, ông làm công chức ngạch thư ký và phục vụ nhiều nơi từ năm 1923 đến năm 1943, trong đó có dinh Thống đốc Nam Kỳ (1939 – 1943). Từ năm 1948, ông làm Quyền quản thủ Viện Bảo tàng Quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn cho đến khi về hưu vào năm 1964.

Ông là người rất ham mê đọc sách và thích ghi chép tất cả những điều tai nghe, mắt thấy. Phần lớn những tác phẩm của ông rút tỉa từ những tài liệu dưới dạng hồi ký mà ông còn giữ gìn được. Những nhà phê bình nhận xét về văn của ông Vương Hồng Sển như sau:"Giọng tuy nói cà rỡn nửa đùa nửa thật, nửa giấm chua, nửa tiêu ớt thỉnh thoảng có đôi chỗ chọc cười, cho bớt buồn ngủ. Văn ấy các học giả có tánh lập nghiêm và chưa quen tai, lấy làm khó chịu, nhưng thét rồi cũng phải nhìn nhận, biết nói pha lửng như dọn cơm trong cảnh nghèo, lấy trái ớt tép hành để dễ nuốt cơm và chọc cười cho dễ nhớ, thêm nhớ được lâu[2].

Hay như nhà văn Sơn Nam đã nhận xét về ông "Những gì ông viết ra nhưng trăng trối, có khi chỉ là chuyện lụn vụn "tào lao", "loạn xà ngầu", nhưng với những người đến sau, nó mang một giá trị to lớn, nó chất chứa những niềm say mê và quyến rũ".

Ngay từ thuở nhỏ ông đã sớm biểu lộ sự ưa thích đồ cổ. Một giai thoại do chính ông thuật lại, mẹ ông biết con mình không thích ăn mắm. Một hôm bà đem về một mắm lóc nguyên con và nói rằng đây là thứ mắm quý vì đã giữ được 10 năm. Thế là vì tò mò ông đã ăn thử và từ đấy không sợ mắm nữa.

Sau khi về hưu, ông chuyên sưu tập các loại sứ gốm cổ, khảo cổ về hát bội, cải lương và cộng tác với đài Phát thanh Sài Gòn với các bút hiệu: Anh Vương, Vân Đường, Đạt Cổ Trai. Ngoài ra, ông còn khảo cứu về các trò chơi cổ truyền: đá dế, chọi gà, chọi cá, chơi chim, trồng kiểng, nghệ thuật chơi cổ ngoạn, nghiên cứu về chuyện tiếu lâm xưa và nay, rất sành về đồ cổ. Có thể nói ông là kho tàng sống về các lãnh vực kể trên.

Trong suốt cuộc đời, ông sưu tầm được hơn 800 cổ vật, trong đó nhiều nhất, độc đáo nhất là đồ gốm men xanh trắng thế kỷ 17-19. Ông đã góp phần đáng kể trong việc xác định niên đại và phân loại một số đồ gốm cũng như hướng dẫn kỹ năng ban đầu cho những người thích sưu tầm đồ cổ. Các công trình nghiên cứu của ông được giới chuyên môn đánh giá cao.

Ngoài ra, những người muốn nghiên cứu về lịch sử miền Nam sẽ tìm thấy trong các tác phẩm của ông một nguồn tài liệu bổ ích qua nhãn quan một chứng nhân thời cuộc nước Việt của thế kỷ 20.

Nói như học giả Nguyễn Hiến Lê, (1912 – 1984) thì: ...Quả như lời Vương quan viết trong bài tựa "Coi vậy mà xài được". Kẻ ít học như tôi (Nguyễn Hiến Lê) còn thấy là xài được gần trọn kia đấy. Chúng ta nên cảm ơn ông đã ghi lại - mặc dầu là hấp tấp trong sự trình bày - vô số tài liệu mà trong mấy chục năm, ông đã tốn công đạp xe máy đi sưu tầm khắp Sài Gòn, Chợ Lớn và các vùng lân cận. Về nhà cân nhắc chọn lựa với tinh thần thận trọng đáng khen: chỗ nào chưa đủ chứng cớ thì tồn nghi....

Ông mất ngày 9 tháng 12 năm 1996 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 94 tuổi.

Sách Sài Gòn Tạp Pín Lù của tác giả Vương Hồng Sển, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark

ĐÁNH GIÁ CỦA ĐỘC GIẢ

Hãy đánh giá Sài Gòn Tạp Pín Lù để giúp những độc giả khác lựa chọn được cuốn sách phù hợp nhất!

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Sài Gòn Tạp Pín Lù

Giá bán tại NetaBooks: 112.000 ₫ 140.000 ₫
Tiết kiệm: 28.000 ₫-20%
0/5
(0 nhận xét)
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
  • 0% | 0 đánh giá
GỬI ĐÁNH GIÁ CỦA BẠN
Đánh giá
Gửi
 

Hơn 30.000 tựa sách hay

Tuyển chọn bởi NetaBooks.vn

 

Miễn phí giao hàng

Từ 150k ở HCM, từ 300k ở tỉnh thành khác

 

Quà tặng miễn phí

Tặng bookmark, bao sách miễn phí

 

Đổi trả nhanh chóng

Hàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng