Giới thiệu sách
Quản Trị Liên Văn Hóa Với Đóng Góp Của Ngành Khoa Học Não Bộ
LIỆU CÓ ĐÚNG BẢN TÍNH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ KỶ?
Toàn cầu hóa nếu được định nghĩa là một quá trình vượt qua ranh giới, nó hẳn đã bắt đầu từ sự cộng tác giữa các cá nhân và xuất phát từ lòng vị tha – đó là hành vi chìa tay ra giúp đỡ người khác ngay cả khi cá nhân đó phải trả giá. Các nhà sinh học từ thời Charles Darwin đã rất băn khoăn, bởi họ không thể lý giải vì sao những hành vi kiểu như vậy lại có thể tiến hóa được trong thế giới chọn lọc tự nhiên. Suy cho cùng, đó là một cuộc chiến sinh tồn, một cuộc cạnh tranh một mất một còn và đẫm máu về bản chất: với những răng nanh và móng vuốt đỏ lòm. Mỗi cá nhân đều phải tự lo cho bản thân bởi vì anh sống thì tôi chết/anh được thì tôi mất.
Học thuyết của Darwin dẫn đến câu hỏi liệu bản tính của con người là tốt hay xấu/thiện hay ác – một vấn đề từ lâu đã chia rẽ các nhà lý thuyết. Các học giả xưa kia ủng hộ giả thuyết cho rằng bản chất con người là vị kỷ, điều này được chứng minh bởi nhiều thành ngữ phổ biến như “luật rừng,” “thân ai nấy lo,” “cá lớn nuốt cá bé”, hay “kẻ nào thích nghi, kẻ đó tồn tại.” 1-2-3-4 Một số triết gia như Thomas Hobbes còn cho rằng mặc dù cộng tác là điều cần thiết, nhưng do bản tính con người là vị kỷ, nên cách duy nhất để có được sự cộng tác như một khế ước xã hội là phải thông qua một uy quyền mang tính đe dọa, và sự cộng tác đó phải là một hiệp ước được thực thi dưới sức mạnh của lưỡi gươm. Đây được cho là vai trò ban đầu của chính quyền (tức là, các nhà chức trách ra lệnh cho người dân phải cộng tác) và ở một chừng mực nào đó, của tôn giáo (tức là, hãy ngoan ngoãn, nếu không ngươi sẽ bị tống xuống địa ngục).
Trích: Quản trị liên văn hóa với đóng góp của ngành Khoa học não bộ - Tác giả Nguyễn Phương Mai
Sách Quản Trị Liên Văn Hóa Với Đóng Góp Của Ngành Khoa Học Não Bộ của tác giả Nguyễn Phương Mai, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark