Giới thiệu sách
Quản Lý Chuỗi Cung Ứng For Dummies
Quản lý chuỗi cung ứng nghĩa là nhìn công ty như một hệ thống liên kết với nhau. Quản lý chuỗi cung ứng for dummies bàn về các công cụ, nguyên tắc và ngôn ngữ cần thiết để tìm hiểu xem các bộ phận trong chuỗi cung ứng của công ty khớp lại với nhau như thế nào. Cuốn sách cũng hướng dẫn cách lập kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng theo hướng giảm bớt chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Nhiều cuốn sách coi quản lý chuỗi cung ứng là một phần trong vận hành, logistics hoặc thu mua, nhưng cuốn sách này vận dụng một lối tiếp cận bao quát hơn, cho thấy các chức năng trên đều là những bộ phận liên kết với nhau trong cùng một hệ thống.
Tác giả sử dụng rất nhiều ví dụ thường nhật để giúp bạn đọc dễ hình dung từng bước trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, đồng thời chỉ ra rằng gần như mọi công ty đều có thể vận dụng các nguyên tắc trong chuỗi cung ứng.
Phần lớn mọi người chỉ nhìn thấy một phần nhỏ trong chuỗi cung ứng mà họ làm việc. Với Quản lý chuỗi cung ứng for dummies sẽ giúp bạn hiểu về mọi quy trình và hệ thống khác góp phần tạo nên chuỗi cung ứng, cũng như hiểu được rằng các quyết định mà bạn đưa ra ảnh hưởng đến các hợp phần trên dưới khác nhau trong chuỗi cung ứng ra sao, trong đó bao gồm cả các khách hàng và nhà cung cấp. Cuốn sách sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và được tổ chức theo hướng giúp bạn dễ tiếp cận từng chủ đề cụ thể.
Mục lục:
Về tác giả
Lời giới thiệu
Phần 1: Tìm hiểu về quản lý chuỗi cung ứng
Chương 1: Nhu cầu ngày càng gia tăng đối với quản lý chuỗi cung ứng
Chương 2: Tìm hiểu chuỗi cung ứng từ nhiều góc độ khác nhau
Chương 3: Tìm hiểu sâu hơn về chuỗi cung ứng
Chương 4: Tối ưu hóa chuỗi cung ứng
Phần 2: Quản lý quy trình trong chuỗi cung ứng
Chương 5: Kết nối các quy trình trong chuỗi cung ứng
Chương 6. Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng
Chương 7. Tìm nguồn cung cấp và thu mua
Chương 8. Chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ
Chương 9. Bàn giao sản phẩm hoặc dịch vụ
Chương 10. Quản lý hàng trả lại và chuỗi cung ứng ngược
Chương 11. Hỗ trợ cho chuỗi cung ứng
Phần 3. Sử dụng công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng
Chương 12. Quản lý phần mềm chuỗi cung ứng
Chương 13. Tích hợp công nghệ sản xuất tiên tiến vào chuỗi cung ứng
Chương 14. Quản lý chuỗi cung ứng số
Phần 4. Tăng cường giá trị với quản lý chuỗi cung ứng
Chương 15. Biến đổi chuỗi cung ứng
Chương 16. Áp dụng các chỉ số trong chuỗi cung ứng
Chương 17. Quản lý rủi ro chuỗi cung ứng
Chương 18. Xây dựng phân tích chuỗi cung ứng
Phần 5: Xây dựng sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng
Chương 19. Lựa chọn sự nghiệp trong chuỗi cung ứng
Chương 20. Theo đuổi con đường học vấn về chuỗi cung ứng
Phần 6: Danh sách mười điều
Chương 21. Mười câu hỏi cần đặt ra cho chuỗi cung ứng của bạn
Index
Thông tin tác giả:
Daniel Stanton – thạc sĩ kỹ thuật, thạc sĩ quản trị kinh doanh, đai đen Six Sigma, sở hữu chứng chỉ quản lý dự án quốc tế PMP, chứng chỉ quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp CSCP – rất đam mê lĩnh vực chuỗi cung ứng và ngưỡng mộ vai trò của chúng trong cuộc sống hằng ngày. Ông đã xây dựng nhiều chiến lược chuỗi cung ứng, đào tạo hướng dẫn các vị lãnh đạo, và dẫn dắt các dự án về chuỗi cung ứng cho nhiều công ty bao gồm Caterpillar, APICS, và MHI. Hiện nay, ông dành phần lớn thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, và hỗ trợ các công ty khởi nghiệp xây dựng những công nghệ mới về chuỗi cung ứng.
Daniel là diễn giả khách mời thường xuyên tại các sự kiện về quản lý chuỗi cung ứng tổ chức ở khắp nơi trên thế giới. Ông cũng cung cấp một số khóa học trực tuyến cho LinkedIn Learning. Ông có bằng thạc sĩ kỹ sư logistics thuộc chương trình Quản trị Chuỗi cung ứng của MIT; ông còn là giáo sư kiêm nhiệm ở Đại học Bradley, và là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cranfield.
Trích đoạn sách:
Nhiều người mô tả quản lý chuỗi cung ứng bằng cách nói về những việc họ làm, điều này cũng không khác gì việc mô tả một cái bánh bằng công thức làm. Một cách tiếp cận khác là mô tả kết quả mà quản lý chuỗi cung ứng tạo ra. Áp dụng vào so sánh về chiếc bánh ở trên, điều này có nghĩa là mô tả mùi vị và hình dáng của chiếc bánh thành phẩm.
Mười nguyên tắc như minh họa ở Hình 1-3 sẽ giúp mô tả rõ nét về quản lý chuỗi cung ứng.
Tập trung vào khách hàng
Quản lý chuỗi cung ứng bắt đầu từ việc hiểu khách hàng là ai và tại sao họ lại mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn, nghĩa là khách hàng đang muốn giải quyết một vấn đề hoặc thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Nhà quản lý chuỗi cung ứng phải nắm rõ vấn đề hay nhu cầu của khách hàng là gì và bảo đảm rằng công ty mình có thể đáp ứng tốt hơn, nhanh hơn, với mức chi phí rẻ hơn so với đối thủ.
Tư duy hệ thống
Quản lý chuỗi cung ứng đòi hỏi kiến thức về hệ thống toàn diện – sự kết hợp giữa con người, quy trình, và công nghệ – cần phải phối hợp cùng nhau để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Tư duy hệ thống yêu cầu bạn phải nhận thức được chuỗi các mối quan hệ nhân quả diễn ra trong một chuỗi cung ứng. Vì là những hệ thống phức tạp nên các chuỗi cung ứng thường có hành vi không thể dự đoán, và những thay đổi nhỏ trong một bộ phận của hệ thống có thể mang đến những tác động lớn ở các bộ phận khác.
Đổi mới hai phương thức
Thế giới kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng, và các chuỗi cung ứng cũng cần phải bắt nhịp bằng các không ngừng đổi mới sáng tạo. Chuỗi cung ứng cần cải tiến quy trình liên tục, hoặc duy trì sự đổi mới sáng tạo, để có thể theo kịp tốc độ của đối thủ. Sản xuất tinh gọn, Six Sigma, và Lý thuyết Điểm hạn chế (xem Chương 4) là các phương pháp cải tiến quy trình có thể hỗ trợ nhiệm vụ này. Tuy nhiên, cải tiến quy trình liên tục là chưa đủ, vì công nghệ mới có thể làm thay đổi hoàn toàn các lĩnh vực. Hiệu ứng này được gọi là đổi mới đột phá, hay siêu đổi mới (disruptive innovation). Khi một giải pháp mới cho nhu cầu của khách hàng xuất hiện và được chấp nhận, giải pháp này sẽ trở thành mô hình chủ đạo mới. Nói cách khác, nếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất roi ngựa, bạn phải tìm ra cách sản xuất roi ngựa tốt hơn, nhanh hơn, và rẻ hơn so với đối thủ, đồng thời phải tìm hiểu mô hình chủ đạo mới sắp tới để bạn có thể biết mình sắp sản xuất cái gì khi roi ngựa bị một công nghệ khác thay thế.
Hợp tác
Không thể thực hiện quản lý chuỗi cung ứng trong môi trường chân không. Khi làm việc, mọi người cần có sự xuyên suốt giữa những bộ phận biệt lập bên trong tổ chức, đồng thời phải hợp tác với các nhà cung cấp và khách hàng ở bên ngoài tổ chức. Thái độ chỉ biết mình dẫn đến các mối quan hệ mang tính trao đổi, trong đó mọi người chỉ tập trung vào các cơ hội ngắn hạn mà bỏ qua các kết quả trong dài hạn. Thực ra, xét về lâu dài, điều này lại gây tốn kém nhiều hơn vì nó gây ra sự thiếu tin tưởng và thái độ không sẵn sàng thỏa hiệp giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Một môi trường trong đó mọi người tin tưởng lẫn nhau và hợp tác vì thành công chung sẽ mang lại lợi nhuận cho tất cả các bên cao hơn nhiều so với một môi trường trong đó mỗi người chỉ lo lắng đến thành công riêng của bản thân. Nếu bạn tin tưởng rằng mình và một khách hàng cụ thể sẽ còn làm việc cùng nhau nhiều hơn trong tương lai, và rằng giao dịch với họ sẽ mang lại lợi nhuận, bạn sẽ sẵn sàng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn hơn cho các sản phẩm mà họ mua của bạn ngày hôm nay. Ngoài ra, môi trường hợp tác cũng khiến quá trình làm việc cùng nhau trở nên vui vẻ hơn rất nhiều.
Linh hoạt
Do những sự kiện bất ngờ luôn diễn ra, nên các chuỗi cung ứng cần phải có sự linh hoạt. Linh hoạt là thước đo mức độ nhanh nhạy của chuỗi cung ứng trong việc phản ứng trước những thay đổi, chẳng hạn doanh số tăng/giảm bất ngờ, hoặc phát sinh gián đoạn trong nguồn cung cấp. Sự linh hoạt này thường được biểu hiện ở phần công suất bổ sung, nguồn cung cấp đa dạng, và các phương thức vận chuyển thay thế. Thông thường, sự linh hoạt đòi hỏi chi phí đầu tư, nhưng nó cũng mang lại giá trị. Điều quan trọng ở đây là xác định được khi nào thì nên đầu tư chi phí để tăng độ linh hoạt.
Giả sử trên thế giới chỉ có hai công ty sản xuất thiết bị, và bạn cần mua 1.000 thiết bị mỗi tháng. Bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi hơn nếu mua toàn bộ số thiết bị này từ một nhà cung cấp, từ đó giúp hạ thấp chi phí cho chuỗi cung ứng. Nhưng bạn có thể gặp rắc rối nếu nhà cung cấp đó gặp lũ lụt, hỏa hoạn, hay phá sản và không thể sản xuất thiết bị trong một khoảng thời gian. Bạn có thể tiết tiệm được chi phí mua thiết bị, nhưng bạn sẽ lao đao nếu có chuyện gì không may xảy ra với nhà cung cấp đó.
Nếu mua một phần thiết bị từ nhà cung cấp thứ hai – dù với chi phí cao hơn – bạn sẽ không phải chịu tổn thất quá nặng nề nếu như nhà cung cấp thứ nhất ngừng sản xuất. Nói cách khác, có thêm nhà cung cấp thứ hai sẽ mang lại cho bạn sự linh hoạt.
Mẹo: Hãy coi phần chi phí dôi dư trả cho nhà cung cấp thứ hai là một dạng chính sách bảo hiểm. Bạn phải trả trước nhiều hơn để có được chính sách bảo hiểm đó, nhưng bù lại, bạn sẽ gia tăng sự linh hoạt cho chuỗi cung ứng của mình.
Sách Quản Lý Chuỗi Cung Ứng For Dummies của tác giả Daniel Stanton, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark