HÀNH TRÌNH “SĂN” SỰ SỐNG TRONG VŨ TRỤ RỘNG LỚN
Kể từ khi hành tinh đầu tiên ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện vào năm 1995, các nhà thiên văn học đã tìm thấy hơn năm nghìn hành tinh khác trong vùng lân cận Vũ Trụ. Điều đó có nghĩa là cứ mỗi ngày có khoảng một thế giới mới được khám phá ra, tính từ lúc chúng ta chế tạo thiết bị đầu tiên đủ nhạy để phát hiện ra chúng. Nhưng chúng ta chỉ phát hiện những thế giới dễ tìm thấy - phần nổi của tảng băng chìm.
Trong hàng ngàn năm, con người đã quét bầu trời và tự hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong Vũ Trụ này không? Liệu có ai đó đang dõi theo Trái Đất ngay lúc này, cũng tự hỏi liệu họ có đơn độc hay không? Câu hỏi này phải có câu trả lời rõ ràng: có hoặc không. Nhưng khi cố gắng tìm kiếm sự sống ở nơi khác, chúng ta nhận ra rằng nó không đơn giản như vậy. Chào mừng đến với thế giới khoa học, nơi luôn bắt đầu bằng một câu hỏi tưởng đơn giản nhưng không đơn giản.