Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trạng thái trống rỗng hiện sinh, một trạng thái mà ta không tìm ra được lẽ sống của cuộc đời mình, không biết được chân lý cuộc sống mà mình đang theo đuổi là gì. Tình trạng này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi mà chúng ta bị choáng ngợp bởi những luồng thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội và hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO).
Trong cuốn sách Khủng hoảng hiện sinh - nhà thần kinh học người Áo Viktor E. Frankl đã hướng dẫn liệu pháp trị liệu tâm lý mang tên “liệu pháp ý nghĩa”. Ông quan niệm rằng, cuộc đời của ai cũng có một lẽ sống. Cuốn sách sẽ là một bức tranh toàn cảnh về những nguyên lý, tổng hợp tài liệu minh họa hình ảnh và những câu chuyện thực tế xoay quanh liệu pháp này. Viktor muốn truyền tải một niềm tin chắc chắn rằng, bất chấp sự sụp đổ của những lý lẽ thông thường, cuộc sống của mỗi người đều có những ý nghĩa riêng, và ý nghĩa đó vẫn sẽ luôn vẹn nguyên cho đến khi ta trút hơi thở cuối cùng.
Cuốn sách Khủng Hoảng Hiện Sinh giúp bạn:
- Cách nhận biết và kiểm soát bản thân khi rơi vào trạng thái trống rỗng hiện sinh.
- Vượt lên cái tôi hạn hẹp để tìm kiếm lẽ sống của cuộc đời mình.
- Kỹ thuật liệu pháp ý nghĩa trong trị liệu tâm lý.
- Hành trình chữa lành tâm trí và cân bằng cảm xúc.
- Sống ý nghĩa và hạnh phúc theo cách riêng của mình.
Thông tin tác giả
Sinh (26 tháng 3 năm 1905 - ngày 2 tháng 9 năm 1997) là một nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo và là một người sống sót sau nạn Holocaust. Frankl là người sáng lập của liệu pháp ý nghĩa, đó là một hình thức phân tích hiện sinh, các "Trường phái tâm lý thứ va Viên". Cuốn sách bán chạy nhất của ông Man's Search for Meaning (được xuất bản dưới một tựa khác vào năm 1959: From Death-Camp to Existentialism, và được xuất bản lần đầu năm 1946 với tựa Trotzdem Ja Zum Leben Sagen: Ein Psychologe erlebt das Konzentrationslager, tiếng Ang Nevertheless, Say "Yes" to Life: A Psychologist Experiences the Concentration Camp) ghi lại trải nghiệm của ông khi là tù nhân ở trại tập trung, đã khiến ông khám phá ra tầm quan trọng của việc tìm kiếm ý nghĩa teong tất cả các dạng sự sống, thậm chí cả những dạng tàn bạo nhất, và do đó, là một lý do để tiếp tục sống. Frankl đã trở thành một trong những nhân vật chính trong liệu pháp hiện sinh và là một nguồn cảm hứng nổi bật cho các nhà tâm lý học nhân bản.
Frankl đã nhìn thấy ba nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc gay go của cuộc sống. Đau khổ tự bản thân nó không có ý nghĩa gì cả, chính cách phản ứng của chúng ta mới khoác lên cho chúng ý nghĩa. Frankl đã viết rằng một người "có thể giữ vững lòng quả cảm, phẩm giá và sự bao dung, hoặc người ấy có thể quên mất phẩm giá của con người và tự đặt mình ngang hàng loài cầm thú trong cuộc đấu tranh khắc nghiệt để sinh tồn".