Cuốn sách khám phá cách Bộ Tài chính Mỹ đã sử dụng đồng đô la như một công cụ quyền lực để định hình vai trò của Mỹ trên thế giới và tương lai kinh tế của quốc gia. Từ chính sách “đồng đô la mạnh” được thiết lập vào năm 1995, đã dẫn đến sự thịnh vượng và giá hàng hóa rẻ, nhưng cũng làm suy yếu ngành sản xuất của Mỹ và làm gia tăng cảm xúc dân túy. Cuốn sách phân tích những hậu quả của chính sách này, từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đến việc sử dụng đồng đô la như một vũ khí tài chính chống lại Nga, và dự đoán tương lai của đồng đô la trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.
Câu chuyện chưa từng tiết lộ về tổ chức bất khả chiến bại - Bộ Tài chính Hoa Kỳ - sử dụng đồng đô la để xác định vai trò của Mỹ trên thế giới và tương lai kinh tế của nước này.
Là phóng viên của Bloomberg News, tác giả Saleha Moshin đã thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn với những nhân vật then chốt trong lĩnh vực tài chính: các bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ đương nhiệm và tiền nhiệm; các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Nhà Trắng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và các giám đốc thuộc khối tư nhân; cùng với các nhà ngoại giao nước ngoài đương nhiệm và tiền nhiệm. Tất cả những cuộc phỏng vấn này đã tiết lộ cách thức định hình chính sách đồng đô la của Bộ Tài chính Hoa Kỳ trong ba mươi năm vừa qua.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ ưa chuộng sử dụng chính sách “đồng đô la mạnh” nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và làm hài lòng người tiêu dùng. Năm 1995, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin đã tái định nghĩa chính sách tiền tệ cho ba thập kỷ tiếp theo bằng khẩu hiệu: “Một đồng đô la mạnh là vì lợi ích quốc gia chúng ta.” Khẩu hiệu này đã dẫn đến thời kỳ thịnh vượng và hàng hóa ngoại nhập giá rẻ nhưng cũng góp phần khiến ngành sản xuất của Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng. Dựa trên thông tin độc quyền từ các quan chức Bộ Tài chính hiện tại và trước đây như Robert Rubin, Steven Mnuchin và Janet Yellen, Đạn Bạc cho thấy cách định hình chính sách của Mỹ trong và ngoài nước bằng việc sử dụng đồng đô la như một vũ khí; những hậu quả có chủ đích và không lường trước được của chính sách này, bao gồm sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy và chiến tranh thương mại với Trung Quốc - lên đến đỉnh điểm là cuộc tấn công chưa từng có vào đồng đô la trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Donald Trump - đồng thời kết nối “sự vũ khí hóa” đồng đô la từ sau sự kiện 11/9 cho đến các biện pháp trừng phạt tài chính mạnh tay chống lại Nga.
Nhận xét dành cho cuốn sách Đạn Bạc - Vũ Khí Tối Thượng Trong Cuộc Chiến Tiền Tệ Toàn Cầu
“Đạn Bạc là bản khảo sát có căn cứ vững chắc và sâu sắc về trung tâm quyền lực ẩn tàng của Washington – Bộ Tài chính Hoa Kỳ… Một cuốn sách phải đọc dành cho bất kì ai muốn hiểu những diễn biến đằng sau các tiêu đề báo chí và cách thức quyền lực vận hành ở Washington như thế nào.” - Joshua Green, tác giả bán chạy nhất của New York Times với cuốn sách Devil's Bargain và nhà báo của Bloomberg Businessweek
“Bằng những chi tiết quan sát âm thầm, tỉ mỉ, Saleha Mohsin khéo léo dẫn dắt chúng ta qua nhiều thập kỷ có cả sai lầm lẫn thành công trong chính sách đồng đô la. Kết quả là một cuốn sách không thể bỏ qua dành cho bất kỳ ai lo ngại rằng thời kỳ hoàng kim của đồng đô la đã qua.” - Jesse Eisinger, người đoạt giải Pulizer, tác giả cuốn sách The Chickenshit Club, biên tập viên cao cấp kiêm phóng viên tại Propublica
“Với những báo cáo kỹ lưỡng và phong cách viết hấp dẫn, mạnh mẽ, Saleha Mohsin dẫn dắt người đọc vào những căn phòng vàng son và những điểm nóng toàn cầu nơi đồng đô la Mỹ đã định hình lịch sử.” - Toluse Olorunnipa, tác giả giành giải Pulitzer với tác phẩm His Name Is George Floyd: One Man’s Life and the Struggle for Racial Justice
“Một tác phẩm không thể bỏ qua... Đạn bạc tái hiện sống động câu chuyện về cách các quan chức Bộ Tài chính đã sử dụng đồng đô la Mỹ như một công cụ trong chính sách đối ngoại của Mỹ suốt ba thập kỷ qua – cùng với những rủi ro mà điều đó mang lại.” - Neil Irwin, tác giả của The Alchemist
“Xuất sắc.” - Anthony Scaramucci, người sáng lập SkyBridge và cựu Giám đốc Truyền thông Nhà Trắng