Nếu địa ngục có tồn tại, chắc hẳn nó nằm trong tâm trí của người mắc bệnh trầm cảm.
Ung thư nhưng không chết là hình thức ví von nỗi đau của chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Cảm xúc như tàu lượn siêu tốc, bệnh nhân rối loạn lưỡng cực như con lắc đong đưa giữa hai cực cao thấp.
Những chú “chó đen” mang nhiều cái tên khác như “rối loạn lo âu”, “tâm thần phân liệt”, “rối loạn hoang tưởng”,... vẫn luôn rình rập trong góc tối, sẵn sàng lao đến cắn xé bất kỳ ai. Vết cắn càng sâu, nỗi đau càng ám ảnh, bạn càng trốn chạy chúng càng bám riết không rời. Nhưng vũ khí tự vệ chẳng ở đâu xa, học cách nhận biết và kiểm soát những dấu hiệu cảm xúc này sẽ giúp chúng ta thoát khỏi vực sâu tăm tối.
Sở dĩ con người e dè những chú chó đen mang chứng bệnh tâm lý này đa phần là vì họ không hiểu rõ tính tình của chúng, cũng giống như con người sợ ma là vì chưa từng gặp ma mà thôi. Nếu đã quen thuộc với đặc điểm và nguyên nhân sinh bệnh của những chứng bệnh tâm lý thì chúng ta có thể đánh giá một cách khách quan về những chú chó đen này ở góc độ cao hơn, không để cho cảm giác về CUỘC ĐỜI BỊ CHÓ ĐEN CẮN ám ảnh dai dẳng.
Mục đích của việc học tâm lý từ đầu là để hiểu mình: Tại sao tôi lại quan tâm đến ý kiến của người khác nhiều như vậy? Tại sao tôi không dám bác bỏ ý kiến của người khác? Tại sao chúng ta luôn bị tổn thương trong những mối quan hệ thân thiết?…
Từ đó bạn cũng dễ thấu hiểu và cảm thông cho người khác hơn. Hóa ra những người mắc chứng rối loạn trầm cảm không hề ra vẻ mà là thật sự mắc bệnh; hóa ra người bạn luôn cười nói mỗi ngày, chưa từng nói không với bất kỳ lời nhờ vả nào, cũng có khả năng đang đứng bên bờ vực tinh thần sụp đổ…