Đọc những trang hồi ký của đồng chí Trần Bạch Đằng - một nhà cách mạng lão thành có nhiều cống hiến trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, một nhà báo nổi tiếng trong phong trào đấu tranh cái xấu, ủng hộ cái mới ta như thấy được cả tâm huyết hun đúc tinh thần và truyền thống yêu nước cho thể hệ trẻ của ông. Đó là những trang viết sâu sắc, giản dị nhưng thấm đấm nghĩa tình và dồi dào tư liệu lịch sử. Đọc để thêm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông cũng như hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và thêm kính phục một con người.
Thông tin tác giả
Trần Bạch Đằng tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15/7/1926 tại Rạch Giá, Kiên Giang. Ông vừa là một nhà hoạt động cách mạng nổi tiếng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa vừa là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo đầy nhiệt huyết. Ông tham gia cách mạng từ khi 17 tuổi. Năm 1946, ở tuổi 20, ông được giao phụ trách tờ “Chống Xâm Lăng” của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951, ông làm Tổng Biên tập Báo “Nhân Dân miền Nam” của Xứ ủy Nam Bộ. Những bài viết chính luận của ông dù trong máu lửa chiến trường hay trong giai đoạn đất nước độc lập, hòa bình lúc nào cũng mang sức lôi cuốn lớn.