Tất cả danh mục

Đông Y Chi Lộ

Giá bìa: 188.000 ₫

Giá bán tại NETA: 150.400 ₫

Tiết kiệm: 37.600 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. MIỄN PHÍ GIAO HÀNG cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  2. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  3. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    2024
  • Kích thước:

    15.5 x 24 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Dân Trí
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    364

Đông Y Chi Lộ là cuốn sách tràn đầy cảm hứng, kể về quá trình trưởng thành của bác sĩ Đông y Dư Hạo. Bên cạnh đó, sách còn tập trung vào các kiến thức và tư duy độc đáo về Đông y của tác giả, đồng thời giải thích đầy đủ phương pháp sử dụng thuốc của cá nhân ông, hiện đang được áp dụng tại Nhậm Chi Đường - phòng khám Đông y do chính bác sĩ Dư Hạo thành lập.

Bản chất của Đông y được mô tả bằng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, thể hiện hiểu biết sâu sắc và những quan điểm độc đáo, mới lạ của bác sĩ Dư Hạo về các hiện tượng y học, bệnh tật và hiện tượng tự nhiên. Những gì bác sĩ Dư Hạo chia sẻ giúp mở ra cánh cửa của Đông y - một lĩnh vực thường xuyên sử dụng phép loại suy và ẩn dụ để diễn giải kiến thức y học sâu sắc một cách thú vị. Đông y chi lộ cũng không bị ràng buộc bởi các quy tắc cũng như những lời dạy lý thuyết sáo rỗng. Sách kể về rất nhiều trường hợp lâm sàng, các câu chuyện hành nghề y và các bài thuốc dân gian. Nội dung sách là những lời kể chuyện giản dị, mộc mạc; là những lời chỉ dạy từ ông cố của bác sĩ Dư Hạo - cũng là một thầy thuốc Đông y và là người thầy đầu tiên của tác giả - đến những chia sẻ và kinh nghiệm của những người bạn đồng hành với ông trên con đường trưởng thành trong sự nghiệp y học cổ truyền.

Trích đoạn hay cuốn sách Đông Y Chi Lộ

Ông cố dạy tôi về lâm sàng

Ông cố vốn định để tôi học xong Đông dược, tứ chẩn, âm dương, ngũ hành, sau khi đã đọc một số sách về lý luận rồi mới đưa tôi đi thực hành lâm sàng. Nhưng ông cố đã ngoài 90 tuổi, sức khỏe ngày càng yếu, ông luôn lo lắng sẽ không có cơ hội đưa tôi đi học kiến thức lâm sàng. Cho nên vào mùa hè năm tôi kết thúc tiểu học và vào học kỳ một năm đầu trung học cơ sở, chỉ cần tôi không phải đi học, ông cố sẽ không cho tôi đi chơi mà bắt tôi cùng ông khám bệnh tại nhà. Hễ có bệnh nhân đến khám bệnh, ông luôn bảo tôi xem trước, tận dụng từng bệnh nhân để giảng giải cho tôi cách điều trị các bệnh thông thường.

“Trong lý, pháp, phương, dược thì lý là quan trọng nhất, khi gặp phải một bệnh chứng, điều đầu tiên nghĩ đến không phải là thuốc, là phương, mà phải là lý. Lý ở đây chính là cơ chế phát sinh bệnh tật. Bệnh hình thành như thế nào, nhất định phải suy nghĩ một cách thấu đáo, không được thử một chút rồi bỏ cuộc giữa chừng, phải dựa vào căn nguyên để tìm ra nguồn gốc bệnh! Điều này nói thì dễ, bắt tay làm lại rất khó. Bắt đầu từ bây giờ con phải xây dựng thói quen. Mỗi lần gặp một người bệnh, nếu không hình dung được nguyên nhân gây bệnh, quá trình phát triển, tình trạng hiện tại, xu hướng phát triển của bệnh thì con phải liên tục suy nghĩ về căn bệnh này...”. Đây là lời ông cố nói trước khi chính thức đưa tôi đến phòng khám.

Những năm qua, để thực hiện lời hứa năm đó với ông cố, tôi vẫn luôn luôn cố gắng suy nghĩ và tìm hiểu về bản chất của bệnh. Ông cố nói rất đúng, chỉ có hiểu rõ sự phát sinh, quá trình phát triển của bệnh, mới có thể biết rõ tình trạng bệnh hiện tại như nào, cần phải chọn dùng phương pháp nào, phải điều trị phương thuốc như thế nào. Chỉ có như vậy điều trị mới có thể đạt hiệu quả nhanh chóng.

Sau khi tốt nghiệp tiểu học, nghỉ hè có hai tháng, ông cố đưa tôi đi xem không ít bệnh nhân. Có một cậu bạn mới 11 tuổi mà tóc đã hoa râm, phụ huynh rất lo lắng tìm tới ông cố.

Ông bảo tôi bắt mạch cho cậu ấy, tôi bắt xong mạch phát hiện lục mạch bình thường, chỉ là hai mạch xích có chút tế nhược. Ông hỏi tôi bắt đầu từ đâu, tôi nói: “Hai mạch xích tế nhược, có lẽ là thận tinh bất túc, thông qua bổ dưỡng thận để điều trị.”

Ông tiếp tục hỏi: “Tại sao thận tinh bất túc, thì tóc lại bạc trắng?” Trong chốc lát tôi không thể trả lời.
Ông nhìn thấy sự lúng túng của tôi, nói: “Thận tàng tinh, kỳ hóa tại tóc, trong Vọng chẩn kỹ xảo không phải viết rất rõ ràng sao?”

“Ồ, câu nói này con còn nhớ, nhưng con không có lý giải được!” Tôi có phần xấu hổ, “Con còn tưởng tóc mọc phải dựa vào thận, không ngờ tóc bạc là do thận tinh không đủ mà ra sao ạ?”

“Kỳ hóa tại tóc, hóa ở đây mang ý nghĩa là phát ra hào quang. Mái tóc chính là biểu hiện hào quang của thận, tóc chuyển bạc, không còn bóng mượt nữa, điều đó phản ánh thận tinh không đủ.”

Rồi ông cố kê cho bệnh nhân một cân thủ ô chế, dặn bệnh nhân dùng cối xay đá nghiền thành bột mịn, mỗi ngày ăn một vài thìa trong vài tháng. Khi gặp lại cậu bạn này, tóc cậu ấy đã trở nên đen bóng.

Sau khi khám xong cho bệnh nhân này, chưa được vài ngày tôi lại gặp một cô, khoảng hơn 30 tuổi tóc cũng bị bạc trắng, sắc mặt hơi vàng, thân hình gầy, tóc khô xơ, bạc và thưa.

Ông bảo tôi bắt mạch, phân tích bệnh tình. Sau khi tôi bắt mạch phát hiện sáu mạch tế nhược, theo Chẩn mạch tâm pháp phân tích, có lẽ là khí huyết khuy hư, nhưng khí huyết khuy hư và tóc bạc có mối quan hệ như thế nào? Tôi có chút không hiểu, nhớ lại bệnh nhân đã xem vài ngày trước, tôi liền nói bệnh nhân này khí huyết khuy hư, thận tinh bất túc.

Ông cố hỏi: “Tại sao tóc bạc lại do khí huyết khuy hư?”

“Tóc bạc là do thận tinh không đủ gây ra, chứ không liên quan đến khí huyết khuy hư ạ.” Tôi dửng dưng đáp.

“Nhảm nhí, ‘Tóc là phần dư của huyết’, con lại quên câu nói này rồi hả?” Ông cố trách mắng.

Lời trách mắng của ông khiến cho tôi nhớ lại trong Vọng chẩn kỹ xảo quả thực có câu “Tóc là phần dư của huyết”, lúc đó tôi không hiểu, cũng không để tâm.

“Khí huyết là nguồn nuôi dưỡng của tóc, khí huyết không đủ, tóc cũng sẽ không được nuôi dưỡng, giống như bị đói bụng hằng ngày, tóc có thể không bạc được ư?”

“Đọc sách phải đọc một cách linh hoạt, chứ không thể rập khuôn được. Những kiến thức trong sách chỉ khi nào biết dung hợp lại mới có thể vận dụng một cách linh hoạt. Chỉ học thuộc lòng, không biết cách dùng, có nhớ cũng vô ích...”

Ông vừa nói vừa ho, sau đó ho ra từng miếng đờm đặc. Ông kê Bát trân thang gia giảm cho bệnh nhân.
Đợi sau khi bệnh nhân rời đi, ông nhận ra giọng nói của mình có chút nặng nề, đi ra sân đập lúa và nói một cách nghiêm nghị mà tha thiết: “Đông Oa tử! Ông cố già rồi! Không biết chừng ngày nào đó phải rời đi, con phải cố gắng thêm chút nữa, ông lo lắng lắm! Con phải vừa khám bệnh nhân vừa ngẫm lại những gì được nói trong sách, không hiểu chỗ nào thì hỏi ông, nhất định phải đem nội dung trong cuốn sách học thật linh hoạt đấy!”

Ông chỉ vào gốc cây ngô đồng cao lớn ở cạnh sân phơi lúa và nói với tôi: “Học Đông y cũng giống như quan sát cái cây này vậy, đứng gần cũng chỉ nhìn được một phần của cây, có khi phải lùi lại mấy bước nhìn tổng thể từ ngọn cây đến gốc cây, trong đầu con mới có được hình dáng của cái cây này. Học Đông y không thể chỉ nghĩ đến âm dương, tứ chẩn. Muốn lên đơn thuốc thì phải tổng hợp những gì đã học để có được một hệ thống chỉnh thể, như vậy mới có thể càng học càng đơn giản, hiệu quả khám bệnh ngày càng tốt...” Ông lại ho một trận nữa.

Ông nói một hồi đã an ủi cũng như khích lệ được tôi, đồng thời cũng dạy tôi làm thế nào để trở thành một vị bác sĩ Đông y thực thụ. Thật tiếc vì lúc đó tôi còn nhỏ, chưa thể lý giải được trọn vẹn ý nghĩa sâu xa của những câu nói ấy, nhưng những lời ấy đã khắc sâu vào trong tâm trí tôi. Giờ đây, sau vài chục năm, khi ai đó hỏi tôi học Đông y như thế nào, tôi cũng sẽ nói với họ rằng học Đông y phải có hệ thống, giống như nhìn một cái cây vậy, có rễ, có thân, có cành, có lá...

Thông tin tác giả

Dư Hạo

Dư Hạo, tự Nhậm Chi, vị bác sĩ Đông y sáng lập Nhậm Chi Đường, phát minh Âm dương cửu châm. Từ nhỏ, tác giả đã được ông cố truyền dạy y thuật: 3 tuổi bắt đầu có những câu hỏi về Đông y, 5 tuổi được học về các vị thuốc dân gian, 7 tuổi thành thạo bắt mạch, 11 tuổi song hành cùng ông cố đi khám bệnh, và 12 tuổi đã có thể tự chữa bệnh cứu người. Sau này, tác giả tốt nghiệp Học viện Y Dược học cổ truyền tỉnh Hồ Bắc. Qua nhiều năm trải nghiệm nhiều công việc trong ngành y dược, tác giả trở về quê và xây dựng phòng khám Đông y Nhậm Chi Đường, rồi tiếp đó là khu y dưỡng kết hợp là Dưỡng tâm sơn trang và Ẩn trúc trai, thành lập Cửu châm trang viên chuyên đào tạo và phổ cập Đông y, xây dựng thôn Đông y, v.v.. Ngoài Đông y chi lộ và Y Gian Đạo, tác giả còn có những tác phẩm nổi bật gây được tiếng vang trong giới Đông y như: Âm dương cửu châm, Nhậm Chi Đường y kinh tâm ngộ ký, Nhậm Chi Đường y lý ngộ chân ký, cùng nhiều tác phẩm khác.

Sách Đông Y Chi Lộ của tác giả Dư Hạo, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Đông Y Chi Lộ

Giá bìa: 188.000 ₫

Giá bán tại NETA: 150.400 ₫

Tiết kiệm: 37.600 ₫-20%