ĐỨA TRẺ TRỐN TRONG PHÒNG - Không có đứa trẻ hư, chỉ có những tổn thương chưa được thấu hiểu
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một đứa trẻ vốn dĩ ngoan ngoãn, biết nghe lời bỗng trở nên cáu kỉnh, nghịch ngợm hay thậm chí tự làm đau chính mình? Tại sao có những đứa trẻ thích trốn mãi trong một góc phòng, khép mình xa lánh thế giới? Thay vì được tự do, yêu thương thì cả tuổi thơ chúng lại ngập trong sự kiểm soát, kỳ vọng phải nghe lời, phải giỏi giang như con nhà người ta.
“Đứa trẻ trốn trong phòng” sẽ cùng bạn đọc khám phá 26 câu chuyện về 26 đứa trẻ đặc biệt: tự cô lập, mất ngủ triền miên, thích kết giao với bạn xấu, vui vẻ khi cứa dao vào tay… Dưới góc nhìn của một nhà trị liệu tâm lý giàu kinh nghiệm, tác giả Cát Nghị có đưa ra lý giải: Đôi khi sự “nổi loạn” là cách đứa trẻ phản kháng lại những nỗi đau vô hình mà gia đình gây ra.
Khi bị tổn thương, trẻ em thường có xu hướng tự ngược đãi chính mình. Vì không đủ năng lực để lên tiếng, dễ dàng bị chi phối bởi người khác nên đây là sợi dây cầu cứu duy nhất để chúng thể hiện rằng “Xin hãy chú ý đến cảm xúc của con”, “Con đang rất mệt mỏi”...
“Tớ đã từng trốn trong phòng, khóc trong vô thức nhưng vẫn phải cố giảm đi tiếng khóc của mình để không ai nghe thấy”
Thông qua cuốn sách, tác giả còn cung cấp các giải pháp trị liệu tâm lý thực tế giúp đứa trẻ bên trong bạn vượt qua nỗi đau, mạnh mẽ nói ra tâm tư của mình. Từ đó xóa nhòa khoảng cách với người thân để được yêu thương theo cách bạn muốn.
Hy vọng sau khi đọc xong “Đứa trẻ trốn trong phòng”, bạn thân mến sẽ nhận ra thế giới vốn không có những đứa trẻ hư, chỉ có những đứa trẻ chưa được quan tâm đúng cách. Đừng vì một khoảnh khắc tổn thương mà quên đi hàng trăm khoảnh khắc đẹp đẽ khác trong đời. Ở đâu đó vẫn sẽ có người sẵn sàng mở rộng vòng tay ôm lấy bạn.