Các học thuyết tổng hợp kiến thức của kinh tế học, xã hội học và tâm lý học chỉ ra rằng, con người đôi khi hành động một cách cảm hứng, theo xu thế bắt chước hoặc theo các thói quen đám đông mà ít khi đi sâu tìm hiểu bản chất kinh tế của các hiện tượng. Việc hiểu biết bản chất các học thuyết kinh tế không chỉ có ý nghĩa với các nhà khoa học, nhà lập chính sách mà còn rất có ý nghĩa với đông đảo cộng đồng trong hoạt động kinh doanh và đời sống thường nhật.
Cuốn sách này diễn giải một cách đơn giản mà một nền kinh tế vận hành. Một vài mặt trái của kinh tế không làm tất cả mọi thứ trở nên quá phức tạp. Vì đó là khoa học nghiên cứu về con người, và cũng vì các ý tưởng của nó thường không khác gì các hiện tượng có tính chung khác. Cuốn sách này cũng không nhằm để đọc như những bài văn tường thuật liên tiếp nhau, mỗi một ý tưởng trong số 50 ý tưởng kinh tế trình bày trong cuốn sách đều có ý nghĩa riêng.
Qua cuốn sách, tác giả hi vọng rằng sau khi đọc các ý tưởng kinh tế này, bạn sẽ có nhiều hơn những suy nghĩ và lập luận giống một nhà kinh tế: bạn sẽ thường xuyên tự hỏi tại sao bạn lại làm như vậy; để có thể loại bỏ các suy nghĩ đã lỗi thời; để bạn có thể hiểu được rằng các sự kiện của cuộc sống nhìn bên ngoài có vẻ là giản đơn, nhưng thật ra nó phức tạp hơn ta tưởng nhiều.
Một điều đặc biệt là, cuốn sách này là sản phẩm của hàng ngàn cuộc trao đổi của tác giả với các nhà kinh tế, giáo sư, nhà tài chính, doanh nhân, và chính trị gia trong nhiều năm, và đó còn là những gì tuyệt vời đã có trong các tác phẩm kinh tế đang nằm trên các giá sách, và còn thú vị hơn là nó có ngay trên Internet. Các ý tưởng khác nhau của các nhà lý luận kinh tế trình bày trong cuốn sách này tập trung phản ánh các quan điểm, lập luận của họ về các nội dung kinh tế của nhiều trường phái khác nhau, đôi khi là đối chọi nhau, không bị ràng buộc bởi các hệ tư tưởng chính trị. Cách trình bày khách quan như vậy sẽ là tài liệu tham khảo giúp độc giả có cái nhìn đa dạng về các hiện tượng kinh tế đã và đang diễn ra rất nhanh trên bình diện thế giới.
Chúng ta biết rằng, chỉ khi nào nền kinh tế đứng trước nguy cơ khủng hoảng, khi hàng ngàn người mất việc làm, giá cả phi mã, hoặc ngược lại là rớt thê thảm, lúc đó chúng ta mới chợt nhớ đến các khái niệm của kinh tế học. Nội hàm của nền kinh tế thời thượng điển hình không hề đơn giản. Nếu như khoa học kinh tế chỉ đơn thuần nghiên cứu các con số thống kê, các học thuyết, rồi sau đó đưa ra các phân tích kinh tế. Tuy nhiên, phạm trù trung tâm của kinh tế học là sự nghiên cứu về con người. Đó chính là công việc điều tra xem con người đã thành công như thế nào, điều gì đã làm cho con người hạnh phúc và thỏa mãn, làm thế nào loài người có thể kiểm soát, điều chỉnh tất cả yếu tố liên quan để các thế hệ sau trở nên khỏe mạnh hơn, sung túc hơn các thế hệ đi trước.
Khoa học kinh tế cũng kiểm chứng xem điều gì đã định hướng cho hành vi của con người, và quan sát xem họ đã phản ứng như thế nào khi đối mặt với khó khăn, cũng như khi thành công. Nó cũng điều tra xem con người đã lựa chọn giải pháp nào trong số ít các giải pháp có hạn, và họ đã đánh đổi những gì trong đó với nhau để chọn được giải pháp tối ưu. Đó là một ngành khoa học, trong đó chứa đựng cả lịch sử, chính trị, tâm lý, và tất nhiên cả một vài phương trình kì quặc. Nếu công việc của khoa học lịch sử là cho chúng ta biết trong quá khứ chúng ta đã phạm phải các sai lầm gì, thì khoa học kinh tế sẽ chỉ ra chúng ta phải làm khác đi như thế nào để tránh lặp lại những sai lầm đó trong tương lai. Đó cũng chính mục đích tồn tại của khoa học kinh tế!