So với chiều dài của lịch sử dân tộc nước Việt Nam ta thì Đàng Trong được gọi là vùng đất mới. Đàng Trong là để chỉ miền Nam, và sau này dưới thời Pháp thuộc Đàng Trong được gọi là Nam kỳ.
Tuy là vùng đất mới nhưng ở đâu có con người đến khai phá lập nghiệp thì hiển nhiên có sự phát triển của ngôn ngữ, văn chương.
Bộ sách Văn học miền Nam Lục tỉnh của tác giả Nguyễn Văn Hầu là một trong số hiếm hoi tác phẩm thể hiện được một cách có hệ thống quá trình hình thành và phát triển của văn học miền Nam từ khi mở đất đến hết thời kỳ Pháp thuộc 1945.
Bộ Văn học miền Nam Lục tỉnh gồm 3 tập:
- Tập 1: Miền Nam và văn học dân gian địa phương
- Tập 2: Văn học Hán Nôm thời khai mở và xây dựng đất mới
- Tập 3: Văn học Hán Nôm và văn học Quốc ngữ thời kháng Pháp và thuộc Pháp
.................................
Văn Học Miền Nam Lục Tỉnh - Tập 3: Văn Học Hán Nôm Và Văn Học Quốc Ngữ Thời Kháng Pháp Và Thuộc Pháp là tác phẩm biên khảo các tác phẩm văn chương thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất của người Nam Bộ với thực dân Pháp. Đây là thời kỳ sản sinh ra những nhà văn yêu nước với tài thơ văn xuất chúng với nhiều tác phẩm bất hủ còn lưu lại cho hậu thế, các tên tuổi phải kể như: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Sương Nguyệt Anh, Nguyễn Quang Diêu, ... Những áng thơ văn thể hiện lòng yêu nước, khí khái, trọng nghĩa khinh tài trong thời kỳ này ở Nam kỳ đã trăm hoa đua nở làm nên một thời kỳ rạng rỡ cho văn chương nước nhà.