Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Michigan cho thấy thanh thiếu niên ngày nay có mức độ đồng cảm thấp hơn 40% so với ba thập kỉ trước, điều này thường dẫn tới những hậu quả đáng lo ngại với mỗi bậc phụ huynh, gia đình và xã hội.
Nhận ra được mối lo ngại này cùng nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến thế hệ mầm non tương lai, chúng tôi trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách Lợi thế của sự đồng cảm (Lý do những đứa trẻ biết đồng cảm sẽ thành công trong thế giới chỉ biết mình) của Tiến sĩ Giáo dục Michele Bora.
Vào thời điểm cuốn sách này thu hút sự chú ý - cũng chính là thời điểm Tiến sĩ Giáo dục Borba nhận ra tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng sự đồng cảm - là khi bà ghé thăm Cánh đồng chết nằm ở ngoại ô thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia, nơi hơn một triệu người dân vô tội bị sát hại.
Một thập kỉ sau đó, bà bắt tay vào cuộc hành trình khám phá bốn trại tập trung tử thần nổi tiếng nhất thế giới (Dachau, Auschwitz, Armenia và Rwanda), nghiên cứu vấn đề bạo lực ở thanh thiếu niên và các vụ xả súng ở trường học. Cuối cùng, bà nhận ra nguyên nhân phổ biến của tất cả những việc làm tàn ác trên đều xuất phát từ việc thiếu sự đồng cảm.
Theo Tiến sĩ Giáo dục Borba, sự đồng cảm là cốt lõi của những thứ tạo nên một xã hội văn minh, nhưng trên hết, “nó giúp con cái chúng ta trở thành những người tốt hơn, và đó là lý do tôi cảm thấy lo lắng”. Trong những thập kỉ qua, trẻ em không còn quá quan tâm đến người khác trong khi càng lúc chúng càng quan tâm đến bản thân hơn và điều đó có khả năng khiến chúng đánh mất lòng nhân từ. Văn hóa ngày nay coi trọng “Tôi” hơn “Chúng ta”.
Cuốn sách được chia làm 3 phần chính:
- Phần I - Phát triển sự đồng cảm sẽ hướng dẫn bạn cách giúp con trẻ phát triển bốn nguyên tắc cơ bản quan trọng đầu tiên của đồng cảm: nhận định cảm xúc, phát triển phẩm chất đạo được, xem xét sự việc từ nhiều góc nhìn, và hình thành tư tưởng đạo đức.
- Phần II - Rèn luyện thói quen đồng cảm tập trung vào việc giúp con bạn rèn luyện thói quen đồng cảm như: tự điều chỉnh bản thân, thực hành những hành vi tử tế, trau dồi và nâng cao kĩ năng hợp tác.
- Phần III - Sống đồng cảm sẽ đưa ra những cách giúp con bạn sống đồng cảm hơn, chẳng hạn như khuyến khích trẻ can đảm làm điều tử tế (lên tiếng, can thiệp và giúp đỡ người khác), hay kích thích khả năng lãnh đạo với sự rộng lượng của trẻ.
Trong cuốn sách Lợi thế của sự đồng cảm, Tiến sĩ Giáo dục Borba - tác giả sách bán chạy kiêm chuyên gia về nuôi dạy con - đã chỉ ra các động lực gây nên cuộc khủng hoảng sự đồng cảm và xác nhận được: sự đồng cảm có thể được nuôi dưỡng, việc nuôi dưỡng dự đồng cảm sẽ thay đổi cuộc sống của con cái chúng ta, cũng như tương lai của nhân loại.
Bên cạnh đó, bà đã chia sẻ một kế hoạch chi tiết bao gồm chín bước mang tính cách mạng, dựa trên nghiên cứu để đảo ngược vấn đề này.
- Lý do việc đánh đòn, la mắng làm giảm sự đồng cảm
- Cách khen ngợi giúp con trẻ khóa chặt chế độ tự phụ
- Lý do đọc sách giúp trẻ em thông mình và tử tế hơn
- Cách giúp đứa trẻ từng là “người đứng ngoài cuộc” xử trí khi gặp những vụ bắt nạt
- Lý do tự chủ là yếu tố dự báo thành công, sức khỏe tốt và hạnh phúc trong tương lai
- Cách khơi dậy cuộc cách mạnh lòng tốt ở con cái và cộng đồng của bạn
Mục tiêu chính của những việc làm này là giúp con bạn phát triển được từng khả năng đồng cảm thành một thói quen lâu dài để trẻ có được lợi thế của sự đồng cảm. Con đường dẫn đến một cuộc sống có ý nghĩa luôn bắt đầu bằng sự đồng cảm. Lợi thế của sự đồng cảm là điều mà con cái chúng ta cần nhất để thành công cả bây giờ lẫn sau này, và ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Được tờ Publishers Weekly nhận xét: “Cuốn sách thực tế và kích thích tư duy này rất có thể sẽ thay đổi hoàn toàn sự ưu tiên của cha mẹ trong việc nuôi dạy trẻ”, Lợi thế của sự đồng cảm chắc chắn sẽ là cuốn sách cung cấp những thông tin mà mỗi phụ huynh hiện đại ngày nay nên đọc.