“I gesti dell’italiano” (Tạm dịch: Những cử chỉ của người Ý) lí giải về những hành vi, cử chỉ của người Ý nói chung dưới góc độ ngôn ngữ học. Không chỉ là định nghĩa lý thuyết đơn thuần mà cuốn sách còn đưa ra một mô hình về tính áp dụng của những cử chỉ đó trong thực tiễn đời sống. Từ đây, tác giả đề xuất xây dựng một hệ thống từ điển cử chỉ riêng và đưa chúng vào giảng dạy tại các trường đại học.
Nhận xét dành cho cuốn sách Ngôn Ngữ Cử Chỉ Của Người Ý
"Với lối hành văn khúc chiết và trôi chảy, tác phẩm của Claudio Nobili là một cuốn cẩm nang hữu ích, phù hợp với những đối tượng là chuyên gia trong ngành cũng như những độc giả quan tâm đến ngôn ngữ Italia nói riêng và ngôn ngữ nói nói chung. Việc nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ theo quan điểm ngôn ngữ học phê phán dẫu còn nhiều tranh cãi nhưng lại góp phần khiến tác phẩm trở nên độc đáo và thu hút được sự quan tâm đặc biệt." - Mariantonia Tramite
"I gesti dell’italiano là một cuốn bách khoa toàn thư về các ký hiệu cử chỉ giúp chúng ta tổng hợp, làm rõ và thậm chí làm phong phú thêm các cuộc trò chuyện và hoạt động giao tiếp… Ngoài vấn đề này, các mối quan tâm khác về ngôn ngữ cử chỉ cũng được đề cập trong cuốn sách của nhà ngôn ngữ học Claudio Nobili, do Carocci xuất bản. Tác phẩm với văn phong nhẹ nhàng, có sức hấp dẫn nhưng vô cùng thực tế. Cuốn sách dành cho những độc giả hứng thú với ngôn ngữ ký hiệu cũng như các giáo sư, đây có thể sẽ là một cẩm nang thực sự về giao tiếp mang lại hiệu quả cao." - carocci.it
"Thông qua sự song hành đầy kích thích giữa ngôn ngữ và cử chỉ, tập sách của Claudio Nobili tự đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm các đơn vị nhỏ nhất có giá trị đặc biệt, từ đó suy luận cách thức chúng khớp nối với nhau để tạo thành các đơn vị phức tạp hơn. Đây không phải là một nhiệm vụ đơn giản, cần phải được nghiên cứu thêm. Nếu chúng ta cho rằng các cử chỉ không chỉ phát triển trên dòng thời gian (như tín hiệu âm thanh), mà còn mở rộng trong ba chiều của không gian, và do đó chúng có vẻ khó quy về tuyến tính hơn vì vậy mà khó diễn đạt hơn so với tuyến tính của ngôn ngữ nói." - treccani.it