Từ những ngày đầu bước chân vào con đường tu học Phật, tôi đã cảm thấy chắc chắn rằng thế nào tôi cũng sẽ tìm được cho mình một lối sống chân thật và an lạc. Vào thời ấy, cuộc sống của tôi bị chi phối bởi nhiều rối ren và sợ hãi. Tôi cảm thấy xa lạ với tất cả mọi người, với thế giới chung quanh, và ngay cả với những kinh nghiệm của hcính mình. Trong thế giới của tôi vó một sự phân biệt rõ rệt: tôi và người, đúng và sai. Và tất nhiên, lối nhìn ấy chỉ làm tăng thêm nỗi sợ hãi và đau khổ của tôi mà thôi.
Khi bước chân vào con đường tu tập, tôi ý thức rằng ta có khả năng giải thoát ra khỏi cảm giác cách biệt ấy, rằng chúng ta có thể sống trong một sự nối liền không giới hạn, bằng một con tim bao la vô tận. Cuộc đời của Đức Phật đã thể hienẹ được điều ấy. Hành động của Đức Phật lúc nào cũng là một biểu hiện của tình thương và tuệ giác; dù ngài sống một mình hay ngồi yên thiền định, dù trong lúc tiếp xúc với người sùng mộ hay kẻ hủy báng ngài. Không một hoàn cảnh nào có thể giới hạn được lòng từ bi của Đức Phật. Trái tim của ngài rộng lớn và bao dung như thế giới này.
Tinh túy của đạo Phật là tất cả chúng ta, ai cũng đều có một khả năng từ bi và an lạc đó. Tiềm năng ấy không có gì là trừu tượng hoặc viển vông. Nó không phải để dành riêng cho những người sống trước ta mấy ngàn năm ở một nơi chốn xa xôi nào khác. Một cuộc sống nối liền và chân thật có thể là một hiện thực của chính ta, ngay bây giờ và ở đây. Nó thuộc về ta. Khám phá được rằng con tim ta có thể thật sự rộng lớn đủ để ôm trọn hết mọi kinh nghiệm trong cuộc đời này - khổ đau và hạnh phúc – chính là nền tảng của con đường tu tập. Từ đó ta sẽ tìm được một niềm an lạc và thảnh thơi trọn vẹn.
Lối sống ấy đã được nhà thơ Rilke diễn tả thật đẹp:
Tôi sống đời tôi giữa những vòng tròn nới rộng
Chúng vươn ra ôm trọn thế giới này
Có lẽ tôi sẽ không hoàn tất được vòng chót
Nhưng tôi sẽ hết lòng.
Tôi hy vọng quyển sách này sẽ khuyến khích được bạn đem chánh niệm, tình thương và tuệ giác vào cuộc sống bằng sự tu tập của mình. Và bạn sẽ khám phá ra rằng trái tim của mình có thể rộng lớn, bao la như thế giới. Hoặc như Rilke nói: chỉ cần ta hết lòng mình mà thôi.
Mục lục sách Thiền Tập - Con Đường Dẫn Tới Tuệ Giác Và Tâm Từ
PHẦN MỘT: TINH THẦN THIỀN TẬP
- Tôi có cái mà bạn muốn
- Sống dậy
- Vì tình thương Đức Phật
- Chuyển hóa khổ đau
- Tình thương tự nhiên
- Chánh tinh tấn và cơ hội
- Sơ tâm
- Buông bỏ
- Thiền duyệt
- Hơi thở ý thức
- Bốn thiên trú
- Sự thật chỉ là như vậy thôi
- Trở về nhà
- Trái tim của thiền tập
- Từng giọt một
- Đối tượng của sự ham muốn
- Sân hận
- Chờ đợi sự sống
- Bất an
- Biết tự tha thứ
- Nhìn xuyên qua sự nghi ngờ
- Nghỉ ngơi tâm mỏi mệt
- Nỗi hành hạ của sự liên tục
- Thực tập hàng ngày
PHẦN HAI: CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA
- Như là bầu trời
- Không bao giờ cô độc
- Tiếp xúc với cơn đau
- Phán xét
- Cá tính
- Sóng thần
- Thần thông lớn nhất
- Trái quýt cuối cùng
- Giây phút cuối cùng
- Giây phút giải thoát
- Lới trời Đế thích
- Bốn mùa thay đổi
- Chỉ có một điều mà thôi
- Đối diện khổ đau
- Đức tin – nơi đặt con tim mình
- Vô Ngã
- Cây cầu cảm thông
- Không có bánh pizza trên Niết bàn
- Thực tập cái chết
- Một thế giới trong suốt
- Ớt cay
- Biết được sự bất tử
- Từ bi là một động từ
PHẦN BA: SỐNG VỚI TUỆ GIÁC VÀ TÂM TỪ
- Cuộc cách mạng của Đức Phật
- Bắt theo kịp
- Lỗi lầm
- Năm điều chướng ngại
- Con đường trung đạo
- Lời cầu nguyện ở Bức Tường Tây
- Là một cái gì và không là gì
- Giới luật của những người khôn khéo
- Niềm vui của tâm từ
- Cơ hội của lao tù
- Con tim tha thứ
- Năng lượng của sự có mặt
- Nói sự thật
- Cuối con đường
- Trách nghiệm
- Vô úy
- Từng bước một
- Nhìn sâu sắc
- Rất hạnh phúc
- Kiên nhẫn
- Niềm vui của sự ban tặng
- Thái độc cởi mở
- Vững chãi đi tới