OKR là một trong những xu hướng quản trị mục tiêu mới và hiệu quả trong doanh nghiệp. Vậy OKR là gì? Tại sao phương pháp này lại được minh chứng hiệu quả bởi thành công của nhiều bộ máy quản lý các tập đoàn hàng đầu thế giới. Làm thế nào để lý giải cho sự áp dụng rộng rãi và thành công của công cụ này ở các doanh nghiệp tên tuổi như vậy.
OKR (Objectives and Key Results) là một hệ thống quản trị mục tiêu. Trong đó, doanh nghiệp sử dụng OKR như một phương pháp để định lượng và tạo ra những kết quả then chốt (key results) cụ thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu (objectives) trong một thời hạn nhất định. Objective là mục tiêu của công ty, phòng ban hoặc cá nhân. Còn Key Result là những bước đo lường cần thiết để đạt được mục tiêu doanh nghiệp mong muốn. OKR được duy trì từ bộ máy cấp cao trong tổ chức đến từng cá nhân, tạo ra mối liên kết giữa các tầng mục tiêu tác động lên nhau và giúp mọi người có chung một chí hướng. Sự phổ biến của các phương pháp như OKR khẳng định và nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu, đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, đội nhóm hay cả doanh nghiệp. Mục tiêu là yếu tố cần thiết để phát huy tối đa kết quả làm việc của từng thành viên và từ đó quyết định hiệu suất của cả đội nhóm. Và đạt được mục tiêu không chỉ đơn giản là đi theo đúng kế hoạch. Quá trình triển khai kế hoạch của bạn luôn phát sinh những yếu tố bất ngờ cần bạn sát sao theo dõi và điều chỉnh với các phương án dự phòng đã chuẩn bị.
OKR rõ ràng không phải là công cụ quản trị mới và đã khẳng định sự hiệu quả ở nhiều tên tuổi lớn trong giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai thành công OKR trong mô hình đội nhóm và nhân rộng ở phạm vi toàn doanh nghiệp vẫn là bài toán khó với nhiều nhà quản lý. Liệu bạn đã hiểu rõ bản chất và cấu trúc của OKR? Những quan niệm sai lầm thường gặp về OKR là gì? Đâu là những phương pháp hiệu quả để thiết lập OKR? Và quan trọng nhất là làm thế nào để vận dụng OKR trong gắn kết mục tiêu, hướng tới đạt được kết quả vượt trội? “OKR - Phương Pháp Quản Lý Nhân Sự Theo Mục Tiêu” sẽ cho bạn câu trả lời.