Lưu đày và vương quốc là tuyển tập truyện ngắn mà Albert Camus cho mắt năm 1957. Đây tác phẩm văn cuối cùng của ông được xuất bản khi ông còn sống.
Tuyển tập gồm sáu truyện: “Người đàn bà ngoại tình”, “Kẻ bỏ đạo hay một đầu óc mù mờ”, “Những người hóa câm”, “Người khách", “Jonas hay nhà nghệ sĩ lúc làm việc” và “Hòn đá mọc lên”. Mỗi truyện ngắn lại minh họa cho cảm giác bất mãn và thất bại của nhân vật chính hay khó khăn của anh ta trong cuộc tìm kiếm “vương quốc”, nói cách khác là ý nghĩa và hạnh phúc cho cuộc đời mình, vượt qua sự đối lập hiển nhiên của các cặp phạm trù đối nghịch như “cô đơn/đoàn kết”. Mỗi nhân vật có một hành trình riêng trong các bối cảnh khác nhau, chủ yếu ở Algérie (sa mạc, thị trấn miền Nam, trường học trên núi, các khu phố công nhân ở Alger), song cũng ở cả một khu phố tư sản Paris và một ngôi làng tại Brazil.
Trích dẫn sách Lưu Đày Và Vương Quốc
“Một chủ đề duy nhất, thế nhưng chủ đề lưu đày được viết theo sáu cách khác nhau, từ độc thoại nội tâm đến truyện hiện thực. Còn vương quốc cũng được nói đến trong nhan đề, vương quốc trùng hợp với một cuộc sống tự do, trần trụi nào đó mà chúng ta phải tìm cho ra, để cuối cùng tái sinh. Lưu đày, theo cách của nó, chỉ đường cho chúng ta đến vương quốc, với điều kiện duy nhất là chúng ta phải biết từ chối trong vương quốc sự nô lệ cùng lúc với sự chiếm hữu" - Albert Camus
Nhận xét dành cho cuốn sách Lưu Đày Và Vương Quốc
“Trong các truyện ngắn của Lưu đày và vương quốc, vấn đề đơn độc và đoàn kết gây căng thẳng và dằn vặt cho các nhân vật, khiến người ta nghĩ đến một lời tuyên bố của Albert Camus về sự đơn độc và đoàn kết của nhà văn. Năm 1957, sau khi nhận giải Nobel Văn chương, Albert Camus, trong một cuộc họp báo tại Tòa Đại sứ Pháp ở Stockholm, đã tuyên bố rằng nhà văn không thể tự cắt đứt với thời đại của mình, và nếu nhà văn đạt đến sự đơn độc như mong muốn, thì nhà văn cũng luôn luôn có nhiệm vụ phải đoàn kết” - Liễu Trương