Bạn đã có thấy quen mình trong những tình huống sau:
- Điểm số thay thế cho đặc điểm nhận diện của con cái chúng ta (“Con là học sinh hạng A, còn anh trai con là học sinh hạng C”)
- Dùng tình yêu làm phần thưởng hay không bày tỏ yêu thương tùy thuộc vào thành tích. (“Con khiến mẹ thật thất vọng vì kết quả thi học kì của con”)
- Đưa ra lời khen ngợi và chấp thuận chung chung thay vì phản hồi cụ thể. (“Con giỏi lắm!”; “Con thật xuất sắc”)
Trên thực tế, nuông chiều là một trong những điều thiếu yêu thương nhất chúng ta có thể làm đối với con cái của mình. Nhưng nhiều cha mẹ nhân danh tình yêu thương, nuông chiều con cái quá mức. Khi mọi thứ đến quá dễ dàng với trẻ, chúng sẽ lớn lên và nghĩ rằng thế giới nợ chúng. “Khi nhượng bộ con cái, chúng ta đang dạy chúng dồn hết trí tuệ và sức lực để học cách lôi kéo người khác chăm sóc chúng, thay vì học cách tự chăm sóc bản thân”.
Ngày nay chúng ta thấy lời than: Con cái vô ơn và cha mẹ phiền muộn đã trở thành trật tự của thời đại. Đó là hậu quả của việc chúng ta cung cấp những tiện nghi vật chất quá mức cho trẻ. Cùng với sự nuông chiều cha mẹ cũng đặt lên vai con cái quá nhiều kì vọng khiến trẻ đôi khi phải tìm cách nói dối để làm vừa lòng người lớn.
Kết quả của các mô hình xã hội và giáo dục này là bọn trẻ (và nhiều người lớn) sợ phải suy nghĩ và khám phá, vì họ đã được dạy rằng họ sẽ bị phạt nếu họ nói sai. Và bởi vì hệ thống giáo dục hiện tại đòi hỏi sự tuân thủ, những giáo viên chân thành muốn khuyến khích học sinh của họ suy nghĩ và khám phá đã bị chính bọn trẻ chặn lại trong nỗ lực của họ. Ở độ tuổi sáu hoặc bảy, trẻ em học được rằng không hề an toàn khi phơi bày những điều ban đầu mình nghĩ và định nói, chỉ an toàn khi đoán và đưa ra câu trả lời giáo viên muốn hoặc nếu không làm được thì chỉ cần nói “Em không biết.“
Tác giả H. Stephen Glenn & Jane Nelsen là những chuyên gia nổi tiếng với Seri sách Kỉ luật tích cực đã viết cuốn sách Nuôi dạy trẻ tự lập trong một thế giới nuông chiều – 7 công cụ bồi dưỡng trẻ thành người có năng lực chia sẻ cách thức để cha mẹ và những người nuôi dưỡng trẻ thành người trưởng thành có năng lực tự chủ. Các tác giả cho rằng: “Đã đến lúc sử dụng sự giàu có của chúng ta một cách khôn ngoan. Chúng ta cần đáp ứng nhu cầu cơ bản cho con cái mình và sau đó thiết kế môi trường sống của trẻ khiến chúng dành thời gian và nỗ lực cần thiết để vươn mình, chứ không phải là hủy hoại bản thân.”