Tất cả danh mục

Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Giá bìa: 129.000 ₫

Giá bán tại NETA: 103.200 ₫

Tiết kiệm: 25.800 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    09 - 2023
  • Kích thước:

    16 x 24 cm
  • Dịch giả:

    Lê Trường Sơn;
  • Nhà xuất bản:

    NXB Hà Nội
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    340

Trong Những nẻo đường chiêm nghiệm, tác giả đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm.

Cuộc đối thoại giữa khoa học Tây phương và Phật giáo nổi bật lên trên những tranh luận thường là khó khăn giữa khoa học và tôn giáo. Có một thực tế rằng đạo Phật không phải là một tôn giáo theo nghĩa mà thường được hiểu ở phương Tây. Nó không dựa trên quan điểm về một đấng sáng tạo và vì thế, nó không đòi hỏi phải có đức tin. Phật giáo có thể được miêu tả là một môn “khoa học của tâm trí” và là một con đường biến đổi từ hỗn loạn đến sáng suốt, từ đau khổ đến tự do. Nó có điểm chung với các bộ môn khoa học là khả năng khảo sát tâm trí theo kinh nghiệm. Đây là điều khiến cho một nhà sư Phật giáo và một nhà thần kinh học có thể đối thoại được với nhau và đạt được thành quả: giải đáp một loạt những câu hỏi trải rộng từ vật lý học lượng tử cho đến những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

Hai bên đã cố gắng so sánh các quan điểm của phương Tây và phương Đông, các lý thuyết khác nhau liên quan đến cấu trúc của tự ngã và bản chất của ý thức, dưới cái nhìn của khoa học và chiêm nghiệm. Cho đến gần đây, hầu hết các triết lý Tây phương vẫn được xây dựng xoay quanh sự tách biệt giữa tâm trí và vật chất. Những học thuyết khoa học ngày nay cố gắng lý giải cách thức hoạt động của bộ não có dấu ấn rõ ràng của chủ nghĩa nhị nguyên này. Trong khi đó, đạo Phật ngay từ đầu đã đề xuất một cách tiếp cận thực tại không phân biệt. Các ngành khoa học nhận thức nhìn nhận ý thức như một thứ được khắc lên cơ thể, xã hội và văn hóa.

Cuốn sách này chỉ là một đóng góp khiêm tốn cho một lĩnh vực bao la là đối chiếu các quan điểm và kiến thức về bộ não và ý thức của các nhà khoa học với những người hành thiền – nói cách khác là cuộc gặp gỡ giữa hiểu biết trực tiếp và hiểu biết gián tiếp.

Cuộc đối thoại này đã làm gia tăng hiểu biết chung của chúng tôi về các chủ đề mà chúng tôi đưa ra. Chúng tôi xin mời các độc giả tham gia cùng và hy vọng các bạn cũng sẽ được hưởng lợi từ những năm tháng làm việc, nghiên cứu của chúng tôi về những khía cạnh căn bản của cuộc đời.

Trích đoạn sách Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

BẢN CHẤT VÀ TỰ DO

Wolf: Khi nói về tự do, ngài biết rằng tôi không phải là người bảo vệ cho khái niệm về ý chí tự do vô điều kiện này, thứ đi cùng với lập trường nhị nguyên và không thể dung hòa được với bằng chứng sinh học thần kinh. Tôi đồng cảm với nhà triết học bi quan Schopenhauer, người đã nói rõ rằng chúng ta không thể làm gì khác hơn ngoài ý chí của mình, và chúng ta không thể thay đổi ý chí của mình chỉ bằng ý chí. Ở giai đoạn sau, chúng ta sẽ tham gia vào một cuộc thảo luận về việc chúng ta tự do quyết định hoặc chống lại một cái gì đó như thế nào và những hạn chế của các tế bào thần kinh là gì.

Hiện tại, tôi muốn tập trung vào cảm giác tự do bền vững hơn, không bị ràng buộc, hòa hợp với chính mình. Những cảm giác tự do như vậy được trải nghiệm khi có sự phù hợp giữa những khuynh hướng tiềm thức, định hướng và các mệnh lệnh bắt nguồn từ việc phân tích hợp lý về thế giới. Đây là những trạng thái dễ chịu mà ở đó người ta cảm thấy tự do và không bị ràng buộc bởi những xung đột bên trong, ảnh hưởng sở hữu hoặc những mệnh lệnh được áp đặt bởi bản ngã của một người hoặc các thế lực bên ngoài.

Phạm vi các tùy chọn của một người có thể bị giảm đi đáng kể bởi các ràng buộc bên ngoài. Khi vắng mặt các ràng buộc này, một người có thể cảm thấy tự do. Nhưng tự do thực sự là khi các định hướng, mong muốn và ràng buộc khác nhau trong chính họ hòa hợp với nhau. Chúng ta được lập trình để phấn đấu cho sự mới lạ, đồng thời chúng ta có thiên hướng mạnh mẽ về sự gắn kết và ổn định bởi trong những tình huống như vậy, không cần thiết có sự cố ý can thiệp của cái tôi để giải quyết những xung đột bằng cách bắt đầu một thay đổi. Chúng ta thường phải đối mặt với các con đường không tương thích. Để đưa tâm trí về trạng thái cân bằng, tạo ra cảm giác tự do, thì những cuộc cạnh tranh nội tại giữa các ham muốn không tương thích phải được giải quyết.

Matthieu: Những xung đột nội bộ này về cơ bản liên quan đến hai xung lực gốc của sự hấp dẫn đối với những gì được coi là dễ chịu và đẩy lùi về phía đối diện.

Wolf: Đúng. Nếu những điều đó có thể được dung hòa, nếu không có sự xung đột giữa những nghĩa vụ tự áp đặt và kết quả của sự cân nhắc hợp lý, thì người ta sẽ cảm thấy tự do và liên kết mà trong trường hợp đó, nhận thức về cái tôi thực sự có thể bị phai mờ vì họ không cảm thấy bị ràng buộc. Tuy nhiên, ngay khi có những ràng buộc, cái tôi sẽ biểu hiện như một tác nhân mà sự tự do cần được bảo vệ.

Matthieu: Các xung đột nội tại cũng được tạo ra một cách không cần thiết bởi ý thức về tầm quan trọng của cái tôi, vì nó sẽ ngày càng trở nên khắt khe hơn. Nếu bạn không cảm thấy cần thiết phải bảo vệ cái tôi vì bạn đã hiểu bản chất hão huyền của nó, thì bạn sẽ bớt sợ hãi và xung đột nội tâm hơn nhiều. Tự do thực sự có nghĩa là được giải thoát khỏi những mệnh lệnh bị áp đặt mà không có sự đồng thuận phổ biến của cái tôi hơn là đi theo mọi suy nghĩ huyền ảo xuất hiện trong đầu.

Mục lục sách Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1. THIỀN ĐỊNH VÀ NÃO BỘ Khoa học về tâm trí

  • Nhận thức và cấu trúc tinh thần
  • Xử lý những cảm xúc
  • Thay đổi từ từ và bền vững
  • Sự làm giàu bên trong và bên ngoài
  • Các quy trình biến đổi thần kinh
  • Các sắc thái cảm xúc
  • Những kỹ năng dễ dàng
  • Liên kết với thế giới
  • Người trẻ có thể bắt đầu thiền như thế nào?
  • Những biến dạng tinh thần
  • Sự chú ý và kiểm soát nhận thức
  • Cái chớp mắt của sự chú ý
  • Chú ý, chiêm nghiệm và hiện diện cởi mở
  • Chánh niệm và phân tâm
  • Củng cố việc tu tập qua giấc ngủ
  • Lòng từ bi và hành động
  • Lòng từ bi, thiền định và sự gắn kết trí não
  • Lòng vị tha và trạng thái hạnh phúc
  • Những khoảnh khắc kỳ diệu
  • Phản hồi có thể thay cho rèn luyện tâm trí?
  • Giới hạn nào cho việc luyện tâm?
  • Thiền định và hành động

CHƯƠNG 2. ĐỐI PHÓ VỚI CÁC QUÁ TRÌNH TIỀM THỨC VÀ CẢM XÚC Về bản chất của vô thức

  • Tác dụng phụ của thiền định
  • Yêu thương chống lại ràng buộc
  • Trong sự hoan hỉ của an lạc nội tại
  • Quan sát tâm, điều phục tâm

CHƯƠNG 3. LÀM THẾ NÀO ĐỂ HIỂU NHỮNG GÌ CHÚNG TA BIẾT?

  • Chúng ta nhận thức gì về thực tại?
  • Làm thế nào ta thu nạp được kiến thức?
  • Có thể tồn tại những hiểu biết giá trị của một số khía cạnh tri thức?
  • Phải chăng ảo tưởng về nhận thức là không thể tránh khỏi
  • Mỗi người đối với thực tại riêng của mình
  • Có chăng một thực tại khách quan “ngoài kia
  • Quan hệ nhân quả là mối tương quan của sự phụ thuộc lẫn nhau
  • Xây dựng và phá hủy thực tại
  • Tinh lọc những công cụ của quán niệm
  • Trải nghiệm góc nhìn thứ nhất, thứ hai và thứ ba
  • Bác sĩ và phương thuốc
  • Đạo đức của thực hành và khoa học
  • Ba khía cạnh của triết học Phật giáo
  • Tổng kết

CHƯƠNG 4. ĐIỀU TRA CÁI TÔI Điều tra cái tôi

  • Bản chất tồn tại theo cách thông thường
  • Bản chất và tự do
  • Cái tôi yếu mềm, tâm trí mạnh mẽ
  • Bản ngã và vô ngã
  • Tai họa của sự trầm tư
  • Ai chịu trách nhiệm ở đây

CHƯƠNG 5. Ý CHÍ TỰ DO, TRÁCH NHIỆM VÀ CÔNG BẰNG

  • Quá trình ra quyết định
  • Trách nhiệm thay đổi
  • Ý chí tự do và phạm vi lựa chọn
  • Các tình huống giảm nhẹ
  • Quan sát với đôi mắt của một bác sĩ
  • Sự hồi phục thực sự
  • Sai lệch khủng khiếp
  • Phá bỏ vòng thù hận
  • Có tồn tại thứ bản ngã phải chịu trách nhiệm
  • Liệu một người có thể chứng minh ý chí tự do? Kiến trúc sư của tương lai

CHƯƠNG 6. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

  • Một cái gì đó còn hơn là không có gì
  • Nuôi dưỡng các trạng thái tu tập tinh tế của ý thức hoặc nhận thức thuần khiết
  • Trên những mức độ ý thức khác nhau Những trải nghiệm lúng túng
  • Nhớ lại tiền kiếp?
  • Có thể học được gì từ những trải nghiệm cận tử
  • Liệu ý thức có thể được hình thành từ một thứ gì đó hơn là vật chất?
Sách Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học của tác giả Matthieu Ricard, Wolf Singer, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Những Nẻo Đường Chiêm Nghiệm - Đối Thoại Giữa Nhà Sư Và Nhà Khoa Học

Giá bìa: 129.000 ₫

Giá bán tại NETA: 103.200 ₫

Tiết kiệm: 25.800 ₫-20%