Dù con ở lứa tuổi nào, cũng sẽ có những lúc không nghe lời, thậm chí còn xung đột với bố mẹ. Nếu khi còn bé, con quấy nhiễu, tranh giành đồ chơi với bạn, làm ồn ở nơi công cộng thì khi dần lớn hơn, con trở nên khép kín và đắm chìm vào thế giới trong chiếc điện thoại. Dù trách mắng hay áp dụng hình phạt cũng chỉ giải quyết được bề mặt vì cảm xúc của con vẫn là “Bố mẹ đang không hiểu mình”, còn bố mẹ thì bực bội “Sao con mãi không chịu hiểu nhỉ?”
Vậy những người làm bậc phụ huynh phải giải quyết như thế nào?
Hãy nhớ rằng, lời nói luôn là “công cụ” hữu ích giúp bố mẹ có thể kết nối với con, và chỉ cần thay đổi lời nói một chút thôi thì việc nuôi dạy trẻ cũng sẽ khác đi rất nhiều. Nghệ thuật trò chuyện và lắng nghe con trẻ sẽ dẫn dắt bố mẹ đi qua những tình huống khó khăn hàng ngày bằng những lời nói cụ thể tương ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ, từ khi con còn nhỏ cho tới lúc dậy thì.Lật mở từng trang sách, bố mẹ sẽ hiểu thêm về tâm lý của con trong từng thời kỳ, những điều con muốn nghe, những điều khiến con hạnh phúc, từ đó có thêm những ý tưởng để “xích lại gần con” trong cuộc sống hàng ngày.
Gác lại một bên những lo toan, hãy kiên nhẫn nói chuyện với con như thể hôm nay là ngày đầu tiên bạn gặp chúng, ấm áp giống như lần đầu bạn ôm con vào lòng. Chỉ cần như vậy là đủ.