Điều gì xảy ra khi người Pháp và Việt Nam bắt gặp nền ẩm thực của nhau?
Quyển sách này khám phá cách người Việt đã dùng đồ ăn và rượu để thiết lập quyền lực và vị thế xã hội trong trường thiên thế kỷ 19 - từ năm 1802 đến những năm thập niên 1920.
Phần lớn cuốn sách này dành để kể câu chuyện về những con người bình thường (dân làng, những phụ nữ chạy chợ, người vùng cao, người lính, thợ thủ công, nhưng bên cạnh đó cũng có cả quan lại, doanh chủ, và những người của đông quyền trọng khác), chỉ ra họ đã dùng các thực hành liên quan đến thực phẩm hòng cải thiện chỗ đứng của mình trong xã hội thế nào
Quyển sách này cũng được xây dựng dựa trên những thần thoại tưởng tượng mà giới trí thức Việt Nam đặt ra đầu tiên vào những năm thập niên 1920.
Quyển sách này cũng trình bày một sự đoạn tuyệt với sự phân kỳ mà những trí thức hồi những năm thập niên 1920, 1930 và nhiều học giả thế kỷ 20 về chủ nghĩa thực dân giả định.
Trích dẫn sách Khoái Khẩu Và Khát Vọng
“Điều gì xảy ra khi người Pháp và Việt Nam bắt gặp nền ẩm thực của nhau? Xuyên qua nền móng mới bằng việc khảo sát lịch sử cách ẩm thực thời thuộc địa, Peters thách thức câu cách ngôn cũ kỹ: ta là những gì ta ăn, để thay vào đó là đề xuất: ta ăn những gì ta muốn là. Bằng cách xem người Việt cũng như người Pháp ở tư cách thực dân, bằng việc nhìn vào độc quyền rượu và thực phẩm nhập khẩu, bằng cách khảo sát vai trò của người Hoa, và bằng việc tách rã những ảnh-hưởng-tương-liên giữa các nền ẩm thực này, Peters làm sáng tỏ tính phức tạp và tính bất ổn định của trăm năm thay đổi cách ẩm thực ở Việt Nam. Một đóng góp mới mẻ độc sáng vào nghiên cứu cách ẩm thực” - RACHEL LAUDAN, nhà sử học về thực phẩm
Ở Việt Nam, trong suốt trường thiên thế kỷ 19, từ khởi nghĩa Tây Sơn đến thập niên 1920, các cá nhân thỏa hiệp với những lý giải đang thay đổi, từ gia đình, hàng xóm láng giềng và chính phủ, về các lựa chọn cách ẩm thực của họ. Những gì người ta ăn không chỉ phản ánh họ là ai mà còn là họ muốn trở thành ai. Khoái khẩu và Khát vọng ở Việt Nam bắt đầu với sự mở rộng quyền kiểm soát đế quốc Việt Nam từ Nam ra Bắc, những nỗ lực đầu tiên tạo ra một nền văn hóa Việt Nam chung, cũng như kháng cự lại chủ nghĩa đế quốc văn hóa và cách ẩm thực đó. Ngay khi người Pháp xâm chiếm đất nước này, các cơ hội mới cho thử nghiệm cách ẩm thực trở thành có thể có, dù những trải nghiệm như vậy lôi kéo người thuộc địa hơn là người thực dân.
Quyển sách này thảo luận cách chủ nghĩa thực dân thay đổi mùi vị nước mắm và rượu nếp/rượu gạo của người Việt và chỉ ra sự can thiệp của nhà nước đã biến những sản phẩm đó trở thành các biểu tượng hữu hình của một nền ẩm thực Việt Nam được thống nhất, dưới sự tấn công của người Pháp. Các dân quê người Việt bắt đầu thấy quyền lực họ có thể nắm giữ để áp lên nhà nước bằng cách huy động xung quanh những tranh luận như vậy trong đời sống thường ngày. Các giai tầng thị dân mới xuất hiện ở giao thời thế kỷ 20 cũng khám phá ra những góc nhìn mới về đồ ăn và thức uống, vui thích những món ăn vặt xa lạ hay xem các bữa đại tiệc đa văn hóa công phu là hình thức của tiêu dùng phô trương. Những mùi vị mới khuyến khích người ta xem xét lại những sở thích và vị thế của họ trong một thế giới hiện đại đang thay đổi. Với các sinh viên về lịch sử Việt Nam, thực phẩm đem đến cặp thấu kính để nhìn vào cách những người có xuất thân dân tộc và giai tầng khác đã đấu tranh để tiếp nhận, trước hết là với người Việt, sau đó là chủ nghĩa đế quốc Pháp.
Các nhà sử học về thực phẩm sẽ thấy một nghiên cứu điển phạm đầy khiêu khích khi lập luận rằng thực phẩm không chỉ đơn giản phơi mở bản sắc, nhưng cũng có thể giúp các học giả phân tích những tham vọng đang thay đổi của người ta.
Mục lục sách Khoái Khẩu Và Khát Vọng
- Danh sách hình minh họa
- Về tác giả
- Lưu ý về cách sử dụng và nguồn tài liệu
- Ghi chú bản dịch tiếng Việt
- Lờii tựa
- Lời cảm ơn
- Dẫn nhập
- Lời dẫn: Cái đói và Cách mạng
- 1. Chủ nghĩa đế quốc từ cách ẩm thực Việt Nam
- 2. Sự đa dạng trong cách ẩm thực ở thôn quê thời thuộc địa
- 3. Xào xáo các món độc quyền
- 4. Chống trả: Tẩy chay rượu nhà máy của Pháp
- 5. Ẩm thực, thương mại và sự tạp nhiễm của người Hoa
- 6. Thực phẩm ngoại nhập, thực phẩm đế quốc
- 7. Tiêu dùng phô trương
- Lời bạt
- Chú thích
- Bảng chú giải: Đơn vị tiền tệ
- Thư mục chọn lọc và nguồn tài liệu
- Bảng chú dẫn