Cuốn tiểu thuyết lịch sử - hồi ký gia đình kể lại câu chuyện người cháu trai đi tìm tung tích của ông bà nội bị ám sát ở trại tập trung Auschwitch và mất tung tích.
Vì chúng ta đều là con người, không có nỗi đau nào xa lạ.
Một tác phẩm day dứt và sâu sắc, tái hiện một thời kỳ không thể quên của nhân loại từ số phận của một gia đình. Tác phẩm kể lại câu chuyện người cháu trai đi tìm tung tích của ông bà nội bị ám sá t ở trại tập trung Auschwitch và mất tung tích. Họ vừa là người ruột thịt với anh vừa là người xa lạ vì đã qua đời rất sớm trước cả khi anh sinh ra. Họ bị truy bắt nên phải sống chui lủi ở khắp nơi đặt chân đến: Ba Lan, Pháp, Đức. Trên phông nền lịch sử ấy, câu chuyện của ông bà Jablonka là câu chuyện của những con người một thời đại, những con người nhỏ nhoi, vô danh, bị cuốn vào trong vòng xoáy khốc liệt của lịch sử thế kỷ, nhưng lịch sử được tạo nên bởi chính những số phận như thế.
Ivan Jablonka đã viết cuốn tiểu thuyết thuyết lịch sử - hồi ký gia đình này bằng lối văn tự sự hồi tưởng nhưng với bút pháp khoa học của một sử gia lần ngược thời gian để truy tìm quá khứ; và với cảm xúc vừa háo hức của một người cháu tìm về nguồn cội gia đình, vừa đau đớn khi phải chấp nhận có những lỗ hổng ký ức biến mất theo thời gian khiến quá khứ vĩnh viễn bị vùi lấp.
Trích dẫn tác phẩm Đi Tìm Cuộc Đời Bị Đánh Cắp Của Ông Bà Tôi
“...Thật điên rồ khi muốn vẽ lại cuộc đời những người xa lạ mà chẳng dựa vào điều gì! Lúc còn sống, họ đã gần như vô hình; và lịch sử đã tán họ thành tro bụi. Những hạt bụi thế kỷ không được an nghỉ trong những bình di cốt ở nhà thờ dòng tộc; những hạt bụi ấy lơ lửng giữa không trung, lắt lay theo chiều gió, ẩm ướt theo những bọt sóng, bao trùm lên những mái nhà trong thành phố, làm cay mắt chúng ta rồi bằng sự biến hóa nào đó, biến thành cánh hoa, sao chổi hay là chuồn chuồn, thành tất cả những gì nhẹ hãng và chóng phai. Những linh hồn vô danh ấy, không phải của riêng tôi, họ là của tất cả chúng ta.”
Nhận xét, đánh giá về tác phẩm Đi Tìm Cuộc Đời Bị Đánh Cắp Của Ông Bà Tôi
“Ivan Jablonka không viết tác phẩm này như một chuyện kể khách quan, mà viết bằng những đặc tính thi ca và siêu hình. Có hình mẫu kinh điển người kể chuyện như trong tiểu thuyết của Proust. Và giống như tác-giả-nhân-vật-chính của bộ tiểu thuyết Đi tìm thời gian đã mất, Jablonka-người-kể luôn hiện diện phía sau câu chuyện, luôn xúc động, sợ hãi và đôi khi còn hài hước. André Burguière" - báo Le Nouvel Observateur
"Ivan Jablonka đã chọn viết câu chuyện của ông trên nền thể loại tự sự, “vừa là tiểu sử gia đình, vừa là tác phẩm đi tìm công lý với cách kể chuyện qua lăng kính sử học. Cuốn sách là một hành trình tìm kiếm lâu dài tỉ mỉ [...] tạo nên sự kết hợp uyển chuyển giữa văn chương và lịch sử. Marie de Cazanove" - báo La Crois