Điều kiện tự nhiên
Bán đảo Ả Rập là một cao nguyên khá cao, phần lớn đất đai là sa mạc khô cằn, hoang vắng và thảo nguyên khô cằn đang dần dần bị sa mạc hóa, nguồn nước hiếm vì quanh năm không có lấy một trận mưa.
Ả Rập là bán đảo lớn nhất thế giới ở Tây Á, tiếp giáp với châu Phi và nằm trên đường nối liền ba đại lục Âu-Phi-Á cả về mặt đường bộ cũng như đường thủy, có diện tích lớn hơn 1/4 châu Âu. Phía Tây của bán đảo này là Hồng Hải và vịnh Aqaba. Phía Đông Bắc là vịnh Oman, eo Hormuz và vịnh Ba Tư. Phía Đông Nam là biển Ả Rập.
Về mặt từ nguyên, Ả Rập có nghĩa là khô hạn, hoang hóa (chỉ vùng đất cùng cư dân), từ này do sử dụng lâu, nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, dần dần trở thành thuật ngữ: Ả Rậpia (bán đảo Ả Rập), Ả Rập (người Ả Rập), và al-Ả Rậpia (tiếng Ả Rập). Những người Ả Rập từ thời xa xưa đã gọi bán đảo này là Djazirat al-Ả Rập (tiếng Ả Rập có nghĩa là đảo của người Ả Rập), vì họ thấy vùng đất rộng lớn này tứ phía được bao quanh bởi biển và sông.
Trên cả bán đảo chỉ có vùng Yemen ở phía Tây Nam có nguồn nước phong phú, đất đai có thể trồng trọt được. Hơn nữa, nhờ nằm trên con đường buôn bán giữa Tây Á và Bắc Phi, nên Yemen có điều kiện phát triển về thương nghiệp. Vì vậy, từ thế kỷ X đến thế kỷ VI TCN, ở đây đã thành lập nhiều nhà nước cổ đại.
Ngoài Yemen, vùng Hejaz nằm dọc ven bờ biển Đỏ ở phía Tây bán đảo cũng tương đối phát triển. Vùng này từ xưa vốn là cầu nổi buôn bán giữa vùng Địa Trung Hải với phương Đông. Vì vậy, ở đây từ sớm đã xuất hiện một số thành phố, trong đó quan trọng nhất là Mecca và Yatørip.
Đầu thế kỷ VII, cư dân các thành phố này, vẫn đang sống thành từng thị tộc hoặc bộ lạc. Tuy nhiên, trong các bộ lạc đó sự phân hóa giai cấp đã hết sức rõ rệt. Tầng lớp quý tộc thị tộc trở thành những kẻ có nhiều đặc quyền và của cải. Ở trung tâm Mecca có một ngôi đền gọi là Kaba (nghĩa là “khối lập phương"), trong đó thờ nhiều tượng thần của các bộ lạc và đặc biệt có một phiến đá đen dài khoảng 20cm chung của các bộ lạc được coi là biểu tượng sùng bái.
Trừ Yemen và Hajaz, phần lớn đất đai còn lại là sa mạc và bãi cỏ, khí hậu khô, nguồn nước hiếm, vì vậy cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề chăn nuôi, súc vật được nuôi nhiều nhất là dê và lạc đà. Tuy lạc hậu hơn hai vùng nói trên nhưng đến đầu thế kỷ VII ở đây cũng đã diễn ra sự phân hóa giàu nghèo...
Trích ("Vài nét về đất nước ả rập")