Tất cả danh mục

Ý Chí Quyền Lực - Một Nỗ Lực Đảo Hoán Mọi Giá Trị (Bìa Cứng)

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    01 - 2023
  • Kích thước:

    14 x 22 cm
  • Dịch giả:

    Nguyễn Sỹ Nguyên;
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Khoa học xã hội
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    392

Lời tựa cho bản dịch tiếng anh "Ý Chí Quyền Lực"

Tập sách bạn đang cầm là hai quyển đầu tiên của những ghi chép được xem là công trình triết học và lý thuyết quan trọng của Nietzsche. Sự tiếp nhận của người đọc dành cho Zarathustra đã nói như thế là hời hợt và những ngộ nhận về lời dạy của nó đã trở nên phổ biến đến mức suốt một năm công bố phần thứ nhất của thi phẩm triết học danh tiếng này Nietzsche đã bắt đầu nhận ra sự tất yếu phải trình bày các học thuyết của mình trước công chúng trong hình thức rõ ràng hơn và không gây ngộ nhận. Suốt những năm sau đó, tức là giữa 1883 và 1886, dự định này đã trở nên chín muồi, và dù không có bằng chứng chắc chắn, ngoại trừ lời tường thuật của chính cô em gái của ông và những bằng chứng chủ quan của ta, để xếp loại Bên kia thiện ác (công bố năm 1886) giữa những đóng góp cho đề án triết học vĩ đại và sau cùng của Nietzsche, “Ý chí quyền lực”, ngày nay ta hoàn toàn không thể tách biệt nó ra khỏi những công trình chính của ông như Khởi sinh của bi kịch, Những suy tưởng không hợp thời, các tập sách nhan đề Con người - quá đỗi con người, Buổi bình minh, và Tri thức hân hoan.

Bấy giờ, Bên kia thiện ác cùng với tác phẩm tiếp sau nó là Phả hệ luân lý và hai tập sách nhỏ, Buổi hoàng hôn của những thần tượng và Kẻ phản-Kitô (lần lượt được công bố năm 1889 và 1894), phải được xem là yếu tố hợp thành của dự định tổng quát mà Ý chí quyền lực là opus magnum [công trình chính] của nó.

Không may là, Ý chí quyền lực chưa bao giờ được Nietzsche hoàn tất. Bản dịch này căn cứ trên một bản văn trong di văn của ông, và nó thiếu những thuận lợi mà một cuốn sách có thể có được đến nỗi phải cần đến nhiều nỗ lực trong việc sắp xếp và hiệu đính. Người chịu trách nhiệm xuất bản một tác phẩm là người đảm nhận công việc chuẩn bị kĩ lưỡng, với tác phẩm này của Nietzsche nhiệm vụ không gì khác hơn là dày công tập hợp các chú thích và các bản thảo mà ông đã ghi chép lúc sinh thời, như là chất liệu cho công trình chính của ông; sự tự do trong việc xử lý bản thảo - ngoại trừ việc sắp xếp nó - có thể cho phép chúng tôi bổ sung hoặc lược bỏ những điều tác giả đã tự bổ sung hoặc lược bỏ mà không đưa ra lý do rõ ràng, và ta cũng thấy trong vài trường hợp có những đoạn văn chỉ như những ghi chép vội vã về những ý nghĩ thoáng qua mà Nietzsche có ý định triển khai chi tiết về sau. Trong những trường hợp như vậy, bản dịch sẽ theo nguyên bản tiếng Đức một cách sát cận nhất có thể, và tránh tùy tiện sử dụng các liên từ, vì sợ rằng nghĩa của câu có thể bị thay đổi, dù là sự thay đổi nhỏ nhất. Do đó, chúng tôi mong bạn đọc sẽ lưu ý những điều này bất cứ khi nào gặp phải sự vụng về nào đó trong cách diễn đạt hoặc trong lối hành văn khi đọc bản dịch này.

Có thể nói rằng kể từ khi Nietzsche nhận ra việc tất yếu phải có một sự trình bày rõ ràng hơn trước công chúng sau cuốn Zarathustra, tức là từ mùa Xuân 1883, không có bất kỳ sự gián đoạn nào đối với công việc triển khai Ý chí quyền lực của ông, và nó cũng là mối quan tâm hàng đầu của ông trong suốt thời gian này cho đến khi trí lực ông suy kiệt vào năm 1889.

Sáu năm không phải là quá dài để thực hiện nhiệm vụ ấy, nhưng trong dự án vĩ đại mà ông đề ra, Nietzsche đã thật sự bắt đầu cho thấy rằng “Ý chí quyền lực” - nguyên tắc-của-sự sống - chính là động cơ chủ yếu của mọi sinh thể.

Khi quan niệm như vậy, ông muốn nói đến cả thế giới động vật và xã hội loài người, với những khu vực phân chia của nó, tôn giáo, nghệ thuật, luân lý, chính trị, v.v... và trong từng lĩnh vực ông đều ra sức chứng minh cách thức hoạt động của nguyên tắc mà ông xem là yếu tố bản chất của mọi sự hiện hữu.

Em gái Nietzsche, Elisabeth Förster, cho ta biết rằng khái niệm “Ý chí quyền lực” - nguyên tắc nền tảng của mọi sự sống - lần đầu tiên nảy sinh trong tâm trí Nietzsche vào năm 1870, khi ông đang phục vụ trong bộ phận hậu cần của quân đội Đức với tư cách một tình nguyện viên. Một dịp nọ, khi kết thúc một ngày mệt nhoài với những thương binh, ông lặng lẽ vào một thị trấn nhỏ nằm trên một tuyến đường chính của quân đội. Ở đó, ông thung dung dạo bước, đột nhiên ngoảnh đầu sang một góc đường nơi có những bức tường đá rất cao, một tiếng gầm thét vọng ra, nghe như tiếng sấm. Ông vội vàng tiến lên vài bước, và những gì ông chứng kiến là một đội kỵ mã hùng tráng - biểu hiện cho lòng dũng cảm vinh quang và sức mạnh phi thường của một dân tộc - đang lướt qua như một đám mây rực rỡ. Tiếng sấm rền vang ngày càng lớn và khiến ông đôi chút bồn chồn. Trung đoàn pháo binh dã chiến yêu quý của ông đang lao về phía trước với tốc lực tối đa, ra khỏi màn sương mù mịt, và tăng tốc về hướng Tây giữa tiếng xích lạch cạch và những con chiến mã đang phi nước đại. Một hoặc hai phút trôi qua, rồi sau đó một đội bộ binh xuất hiện, tiến lên theo hai hướng - đôi mắt của các chiến binh rực lửa, đôi chân họ chạm vào nền đất hùng dũng như những nhát búa dữ dội, và quân trang họ lấp lánh qua làn sương mù. Trong khi đội quân ấy đi qua trước mặt ông, trên đường ra chiến trận và có lẽ đến với tử thần, - tuyệt vời biết bao khi chứng kiến sức mạnh khôn cùng và lòng dũng cảm đáng phục, hoàn hảo biết bao khi nhận thấy biểu tượng của một chủng tộc sẽ chinh phục và giành chiến thắng, hoặc sẽ diệt vong trong máu và đất bùn Nietzsche bất chợt lóe lên ý nghĩ rằng ý chí sống cao nhất không thể biểu hiện trong một “cuộc đấu tranh sinh tồn” khốn khổ, mà là trong ý chí chiến đấu, một ý chí quyền lực, một ý chí chế ngự! Đây được xem là câu chuyện hình thành quan niệm đầu tiên của Nietzsche về nguyên lý căn nguyên của toàn bộ triết học ông, và mười hai năm sau, trong cuốn Zarathustra đã nói như thế, ta thấy ông giải thích rằng:

“Nơi nào có sinh thể, nơi đó có Ý chí quyền lực; thậm chí trong ý chí của người làm nô ta cũng tìm thấy ý chí muốn làm chủ”. “Chỉ nơi nào có sự sống, nơi ấy cũng có ý chí: không phải là Ý chí Sự sống, mà ta sẽ nói với ngươi, đó là Ý chí quyền lực!. “Có nhiều thứ một sinh thể cho là cao hơn cả bản thân sự sống; nhưng từ nhận định ấy vẫn vang lên tiếng vọng - Ý chí quyền lực! [1] .

Ba năm sau, trong Bên kia thiện ác, ta thấy những dòng sau đây:

"Các nhà tâm lý học nên suy xét thận trọng trước khi cho rằng bản năng tự bảo tồn là xung lực trọng yếu của sinh thể. Trước hết, sinh thể có xu hướng phóng xuất sinh lực nội tại - đời sống chỉ là ý chí khát vọng quyền lực -: bản năng tự bảo tồn chỉ là hệ quả gián tiếp và thường xuyên xuất hiện nhất mà thôi” [2].

Tuy nhiên, trong tập sách này, và cả tập sau của nó, ta sẽ thấy một Nietzsche chín muồi hơn, tỉnh táo hơn, và có lẽ sâu sắc hơn so với những tác phẩm kể trên. Mọi thái độ yêu mến cũng như căm ghét dành cho ông mà ta biết được sẽ xuất hiện trở lại trong tác phẩm này; nhưng ở đây dường như ông vượt lên trên tất cả những điều đó; dù từng phát biểu những lý tưởng của mình một cách quyết liệt và dứt khoát, nhưng bây giờ ông bàn luận với một tâm thái hài hước, tỉ mỉ và chi tiết, và sẵn sàng dành cho các đối thủ của một sự lắng nghe điềm tĩnh và tôn trọng. Chẳng hạn, thái độ khoan dung của ông dành cho Kitô giáo ở các trang 8. 9, 107, 323 [3] , là một điển hình, và sự mô tả rõ ràng của ông về những gì ta phải hiểu qua khái niệm “lòng trắc ẩn” ở trang 293 chắc chắn sẽ mang lại một sự cương quyết và kiên nhẫn để dõi theo từng bước lập luận của ông trong tác phẩm này. Quyển Một dường như không được sắp xếp hay được xử lý gọn gàng như Quyển Hai; nó mang tính phác thảo và nhiều tính tư biện hơn cuốn hai. Dù vậy, nó bao gồm nhiều vấn đề cực kỳ thú vị, khi nó nỗ lực truy nguyên những yếu tố của Chủ nghĩa hư vô - như là hệ quả của những giá trị Kitô giáo - trong mọi định chế ngày nay của chúng ta.

Trong Quyển Hai, Herbert Spencer đôi lần bị phê phán, nhất là ở trang 237, dù Nietzsche không nêu đích danh, nhưng ta thấy rõ hàm ý của ông. Ở đây, Nietzsche hoàn toàn khước từ mọi ý tưởng về một nền luân lý cá nhân luận, và phát biểu một cách thận trọng rằng triết học của ông hướng tới một trật tự thứ bậc mới.

Dường như đối với một vài người, luân lý được nghiên cứu một cách thiếu cẩn trọng trong cả hai quyển sách; nhưng, ở phương diện này, hẳn họ đã quên rằng Nietzsche không chỉ đưa ra một lập trường nhất quyết nghiêng về con người kiệt xuất, mà ông còn tin rằng mọi nền luân lý chính là một hệ thống bao gồm những đánh giá do những hoàn cảnh sống của một loài quy định. Do đó, ở trang 107 ông bảo: “Vượt qua thiện và ác - chắc chắn như vậy; nhưng, chúng tôi nhấn mạnh vào sự bảo tồn vô điều kiện và chặt chẽ của luân lý-bầy đàn”; và trang 323: “Giả sử người mạnh mẽ là ông chủ xét về mọi phương diện, thậm chí trong việc phán định: ta thử nỗ lực và suy tư xem thái độ của họ về bệnh tật, khổ đau và sự hy sinh sẽ như thế nào! Sự tự-rẻ mạt bản thân mình của kẻ yếu nhược sẽ là kết quả: họ sẽ khiến năng lực tột cùng của mình tiêu tan và trừ tiệt bản tính của mình. Điều đó có đáng mong muốn không? Phải chăng ta mong muốn một thế giới hoàn toàn thiếu vắng sự tinh tế, sự chu toàn, sự minh triết và sự linh hoạt - thật ra là toàn bộ những gì ảnh hưởng lên kẻ yếu nhược?”

Từ đoạn văn trên, ta thấy rõ Nietzsche chỉ phản đối sự ảnh hưởng của kiểu luân lý - bầy đàn ở bên ngoài bầy đàn - tức là, đám người thóa mạ những người kiệt xuất và cao quý. Trong khi phần lớn các nhà triết học trước ông đều là những “nhà vị tha” của tầng lớp thấp, Nietzsche có lẽ phải được gọi là nhà vị tha của những người kiệt xuất, của những trường hợp duyên may trong quần thể người. Với “những sự đa dạng” như vậy, ông cho rằng nền luân lý của Kitô giáo đã làm tất cả những gì nó có thể, và dù không hề muốn xem nhẹ giá trị của nó trong quá khứ, nhưng ông nhận ra rằng ngày nay, trong mọi trường hợp, nó chứng tỏ một hiểm họa không hề nhỏ. Do đó, với Goethe, “Giả thuyết chỉ là các bộ phận của một giàn giáo được dựng lên xung quanh một tòa nhà trong quá trình thi công, và sẽ được dỡ bỏ ngay khi tòa nhà hoàn tất. Đối với người thợ nề, chúng là những vật dụng tất yếu phải có; nhưng ông ta phải cẩn trọng để không nhầm lẫn cái giàn giáo là tòa nhà” [4] .

Điều đáng tiếc là Nietzsche chưa bao giờ có thể hoàn tất công trình cả đời của mình. [Nhưng] những tản văn được tập hợp trong tập I và II của Ý chí quyền lực có thể được xem là đầy đủ để chuyển tải ý tưởng chính của toàn bộ triết học ông, chỉ có điều giá như tác giả của nó còn đủ sự minh mẫn để xếp đặt và hoàn tất nó theo dự định ban đầu của mình.

Hi vọng rằng ngày nay ta đủ tỉnh táo để bình tâm đón nhận sự phê phán nghiêm túc và thấu đáo, ngay cả từ người được yêu quý nhất trong các định chế của ta, và một người cải cách trung thực và chân thành hẳn không còn nhận thức nơi chúng ta có một thành kiến nào chống lại ông nữa, nhất là khi ông mang đến một Tin mừng - “Ý chí quyền lực” - tức là một sự kiểm chứng về sức mạnh của ta hướng tới ý chí.

ANTHONY M.LUDOVICI

1. Bản dịch của Trần Xuân Kiêm: “Bởi vì cái gì không hiện hữu thì không thể ước ao hiện hữu; và cái gì đang hiện hữu thì làm thế nào nó lại ước ao hiện hữu nữa? Chỉ nơi nào có đời sống, nơi đó mới có ý chí: không phải ý chí khao khát sự sống, nhưng là ý chí cường lực, như ta đã giảng dạy cho mi. Có nhiều sự việc mà sinh thể cho là cao hơn cả đời sống, nhưng trong chính sự phán định giá trị ấy, vẫn ngân vang lên giọng nói sang sảng của ý chí quyền lực!” (đoạn 35: về sự chiến thắng tự thân).

2. Theo bản dịch của Nguyễn Tường Văn, Nxb. Văn hóa-Thông tin, tr.28.

3. The Will to Power (1910), An Attempted Transvaluation of All Values, by Anthony M. Ludovici, Vol 1 (Books I and II), In Volume 14 of the Complete Works of Nietzsche. Edited by Dr. Oscar Levy. Publisher: T.N.Foulis, Edinburgh/London.

1. Naturwissenschaft im Allgemeinen (Weimar Edition, i. II, p.132) - Anthony M.Ludovici (A.M.L).

Trích đoạn hay trong Ý Chí Quyền Lực

“Các triết gia và các đạo đức gia tưởng rằng họ thoát khỏi sự suy đồi bằng cách chống lại nó, đó là một sự tự lừa phỉnh mình. Điều ấy vượt quá ý chí của họ; tuy nhiên ít khi họ thừa nhận nó, người ta sau đó phát hiện ra rằng họ là một trong những kẻ thúc đẩy sự suy đồi mạnh mẽ nhất”.

(Trích: Phê phán nhà triết học)

"Tôi không muốn cải đối bất kỳ ai đến với triết học: điều cần thiết và có lẽ đáng khao khát chính là việc triết gia nên là một loài cây hiếm. Chẳng có gì đáng tởm với tôi hơn lời tán dương thể lối học giả dành cho triết học như ta thấy nơi Seneca và Cicero. Triết học không có nhiều điểm chung với đức hạnh. Tôi tin mình được quyền phát biểu rằng thậm chí nhà khoa học cũng là một người khác biệt tận căn so với nhà triết học. Điều tôi hằng mong mỏi là khái niệm đích thực về “triết gia” không tiêu vong hoàn toàn tại nước Đức. Có rất nhiều kẻ nửa vời tại Đức sẽ hớn hở tiết lộ vẻ ngớ ngẩn của mình bên dưới những danh xưng cao quý như vậy."

[...]

"Tôi phải đặt ra lý tưởng cao nhất về một triết gia. Học vấn không phải là tất cả! Học giả là con cừu trong vương quốc của học vấn; ông ta mày mò nghiên cứu vì ông ta được dạy phải làm như vậy, và vì những người khác trước ông cũng làm vậy."

[...]

"Sự quy ước sai lầm về các triết gia: người ta đánh đồng họ với các nhà khoa học. Như thể giá trị của sự vật đã có sẵn nơi chúng và họ phải nắm chặt trong tay! Trong chừng mực nào những nghiên cứu của họ phải được tiến hành dưới ảnh hưởng của những giá trị đã thịnh hành (họ căm ghét thân xác, v.v...)? Schopenhauer bàn về luân lý (miệt thị thuyết công lợi). Cuối cùng, sự nhầm lẫn ấy đi xa đến mức Thuyết Darwin cũng được xem là triết học, và như thế ngày nay quyền lực đã chuyển sang nhà khoa học”.

(Trích: Phê phán triết học)

Mục lục sách Ý Chí Quyền Lực - Một Nỗ Lực Đảo Hoán Mọi Giá Trị

  • NỘI DUNG TẬP 1
  • Lời tựa cho bản dịch tiếng Anh.
  • Lời tựa của Nietzsche
  • Quyển Một: CHỦ NGHĨA HƯ VÔ CHÂU ÂU MỘT KHÁI LƯỢC
  • I. CHỦ NGHĨA HƯ VÔ
    • 1. Chủ nghĩa hư vô như là hệ quả của những phán định và diễn giải về cuộc đời đã thịnh hành từ trước đến nay
    • 2. Những nguyên nhân khác của chủ nghĩa hư vô
    • 3. Sự vận động của chủ nghĩa hư vô chính là biểu hiện của sự suy đồi
    • 4. Cuộc khủng hoảng: Chủ nghĩa hư vô và ý niệm về sự quy hồi
  • II. VỀ LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA HƯ VÔ CHÂU ÂU
    • (A) Quang cảnh u ám của thời hiện đại
    • (B) Những thế kỷ đã qua
    • (C) Những dấu hiệu của sức mạnh tăng tiến
  • Quyển Hai: PHÊ PHÁN NHỮNG GIÁ TRỊ CAO TỘT THỊNH HÀNH ĐẾN NGÀY NAY
  • I. PHÊ PHÁN TÔN GIÁO
    • 1. Về nguồn gốc của các tôn giáo
    • 2. Về lịch sử của Kitô giáo
    • 3. Những lý tưởng của Kitô giáo
  • II. PHÊ PHÁN LUÂN LÝ
    • 1. Nguồn gốc của những phán định luân lý 2. Bầy đàn
    • 3. Những nhận định tổng quát về luân lý
    • 4. Đức hạnh được tạo ra như thế nào để thống trị?
    • 5. Lý tưởng luân lý
      (A) Phê phán những lý tưởng
      (B) Phê phán “Con người lương thiện”, thánh nhân (C) Về lời phỉ báng đối với cái gọi là những Phẩm chất Xấu xa........
      (D). Phê phán những khẩu ngữ: Cải thiện, Hoàn hảo, Nâng cao ....
    • 6. Những đánh giá tổng kết về phê phán luân lý.
  • III. PHÊ PHÁN TRIẾT HỌC..
    • 1. Những nhận định tổng quát.
    • 2. Phê phán triết học Hy Lạp.
    • 3. Chân lý và sai lầm của các triết gia.
    • 4. Những đánh giá tổng kết về phê phán triết học..
  • BẢNG TRỎ THUẬT NGỮ VÀ TÊN NGƯỜI

Thông tin tác giả

Friedrich Nietzsche

Sinh (1844 - 1900) là một triết gia thiên tài, những ý tưởng mang tính cách mạng của ông đã thay đổi cách chúng ta nghĩ về triết học, tôn giáo, đạo đức và đời sống. Bất kỳ ai khi nghe đến Nietzsche đều biết rằng vị triết gia này đã từng tuyên bỏ một cách sắc lẹm “Chúa đã chết" [God is dead]. Điều đó có nghĩa chúng ta-con người cần phải tự mình tạo ra giá trị, ý nghĩa sống và tự chịu trách nhiệm cho đời mình.

Một số tác phẩm quan trọng:

  • The Birth of Tragedy (1872)
  • Human, All Too Human (1878)
  • The Gay Science (1882)
  • Thus Spoke Zarathustra (1883)
  • Beyond Good and Evil (1886)
  • On the Genealogy of Morality (1887) Twilight of the Idols (1888)
  • The Anti-Christ (1888)
  • The Will to Power (various unpublished manuscripts edited by his sister Elisabeth; not recognized as a unified work after ca 1960).
Sách Ý Chí Quyền Lực - Một Nỗ Lực Đảo Hoán Mọi Giá Trị (Bìa Cứng) của tác giả Friedrich Nietzsche, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Ý Chí Quyền Lực - Một Nỗ Lực Đảo Hoán Mọi Giá Trị (Bìa Cứng)