Ngoại ô ra mắt người đọc vào những năm cuối của trào lưu văn học hiện thực phê phán - giai đoạn 1940 - 1945, "khi mà không khí văn đàn không còn được sôi nổi, nhộn nhịp như thời kì trước (1936 - 1939) nên ít được phê bình, giới thiệu... làm cho tác phẩm bị giảm tiếng vang.
Nguyễn Đình Lạp xuất hiện khi trên văn đàn đã có những cây đa, cây đề của lĩnh vực tiểu thuyết như: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao,... Trong tâm thế của một người đến muộn, Nguyễn Đình Lạp đã xác định cho mình một lối đi riêng: đi vào khai thác một đề tài tương đối mới mẻ - cuộc sống dân nghèo thành thị trước cách mạng.
CŨNG NHƯ MỌI BUỔI SÁNG TINH MƠ KHÁC, khi những giọt sương khuya hãy còn rả rích lăn trên tấu lá, rồi lại từ tầu lá rơi đánh bộp xuống đường ẩm ướt, thì ở đây, ở cái cửa ô tối tăm và chật hẹp này, lòng yêu sống, mong sống, ham sống bắt đầu lôi kéo bao nhiêu kiếp người vào một cuộc sinh hoạt gay go, tàn nhẫn và nhọc nhằn.