Tất cả danh mục

Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa Cận Đại (Bộ 2 Tập)

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    2022
  • Kích thước:

    15.5 x 23 cm
  • Dịch giả:

    Thích Đàm Thái;
  • Nhà xuất bản:

    Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
  • Hình thức bìa:

    Bìa cứng
  • Số trang:

    1316

Tên bộ sách này là: Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cận đại, nhưng tại sao chúng ta không gọi nó là: Lịch sử Phật giáo Trung Quốc cận đại theo như cách cũ? Thật ra thì ý định của tôi rất đơn giản, chỉ là muốn sửa đổi lại một số nhầm lẫn mà thôi. Chúng ta hay nói là lịch sử... gì đấy của Trung Quốc, nhưng thực tế, thì đó là lịch sử của dân tộc Hán, nay sửa lại thành từ “Trung Hoa”, có nghĩa đây không chỉ là tiếng nói của dân tộc Hán, mà còn là tiếng nói chung của cả dân tộc, mang tín ngưỡng Phật giáo trong phạm vi cả nước.

Nói đến lịch sử Phật giáo Trung Hoa, chúng ta cũng cần phải nhắc đến tác phẩm: Hán - Nguy, Lưỡng Tấn, Nam - Bắc triều Phật giáo sử của tác giả Thang Dụng Đồng. Sách này trích dẫn tư liệu phong phú, cũng như phân tích một cách vô cùng chi tiết, đúng là một kiệt tác bất hủ. Tuy nhiên, xã hội loài người luôn không ngừng phát triển và vấn đề nghiên cứu học thuật cũng có những thay đổi và tiến bộ theo cùng thời đại. Ngày nay, tại vùng Tây Vực xưa (nay là khu vực Tân Cương), giới khảo cổ đã khai quật được nhiều tài liệu khảo cổ mới, ví dụ: Ngôn ngữ Thổ Hỏa La' mà trước đây không thấy bất kỳ tài liệu nào ghi chép về nó cả. Vì vậy chúng tôi cảm thấy cần phải viết một bộ sử khác vào lúc này.

Trong số các tác phẩm viết về Phật giáo Trung Quốc cổ đại, có một số tác phẩm thực sự mang tính lịch sử Phật giáo, ví dụ như “Phật Tổ lịch đại thông tải”, danh từ “lịch sử” được dùng trong Phật giáo và những bộ môn khác, như lịch sử văn học chẳng hạn) xuất hiện khá muộn, thậm chí trong đó có một số còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại lai.

Từ thời cận đại đến nay, có khá nhiều tác phẩm viết về lịch sử Phật giáo, tuy nhiên những bộ sách này đều bị hạn chế bởi thời đại, nên có điểm mạnh và yếu riêng của nó, ở đây, chúng ta không cần bàn nhiều.

Sở dĩ chúng tôi cố gắng để viết bộ Lịch sử Phật giáo Trung Hoa cận đại này, mục đích là để theo đuổi bước tiến của nền học thuật. Nhìn chung, bộ sách này có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, chúng tôi không chỉ nói đến vấn đề dân tộc Hán, mà còn giới thiệu về tình trạng của một số dân tộc thiểu số khác. Thứ hai, chúng tôi sẽ bàn chi tiết hơn về sự phát triển của lịch sử Phật giáo ở vùng Tây Vực cổ đại. Thứ ba, bộ sách này không chỉ có ý nghĩa học thuật, mà còn mang ý nghĩa thực tế. Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau khi được truyền vào Trung Quốc, nó đã trải qua một quá trình thay đổi và phát triển hơn hai nghìn năm, để rồi cuối cùng trở thành một phần của nền văn hóa Trung Hoa. Trong cuộc sống hiện thực, Phật giáo vẫn là một đoàn thể sống động, người dân Trung Quốc dù có tin Phật giáo hay không, thì họ cũng đều biết đến Phật giáo, điều này rất có lợi cho việc thúc đẩy sự phát triển hài hòa của xã hội.

Mặt khác, việc hiểu về đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc cũng rất hữu ích cho các nước trên thế giới. Điều mà chúng ta cần vào lúc này, chính là sự hiểu nhau giữa Trung Quốc và tất cả các nước trên thế giới.

Tôi không theo bất kỳ một tôn giáo nào, nhưng tôi thật tấm tôn trọng tất cả các tôn giáo chính thức trên thế giới. Bởi những tôn giáo đó, dù giáo lý của nó có thế nào đi nữa, bất kể nó phát triển ra sao, nhưng chắc chắn một điều là, tất cả tôn giáo chính thức đều dạy cho con người làm điều thiện, tránh các điều xấu và cũng có một số tác dụng riêng về mặt đạo đức. Do đó, sự tồn tại của tất cả các tôn giáo, cho đến thời điểm này đều có tính hợp lý riêng của nó. Riêng về Trung Quốc và Phật giáo, thì Phật giáo Vốn bắt nguồn từ Nepal - Ấn Độ, nhưng đến ngày nay thì hầu như Phật giáo đã không còn ở đó nữa, ngược lại ở Trung Quốc, thì Phật giáo lại phát triển vô cùng mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là tinh thần rộng lượng, cũng như sự bao dung của dân tộc Trung Hoa từ mấy nghìn năm nay. Sở dĩ văn hóa dân tộc Trung Hoa có những thành tựu như ngày nay, một phần là nhờ vào tố chất này của nó. Từ góc độ thế giới hiện nay, mới đây chúng tôi có đề xuất quan điểm về một thế giới hài hòa, với mong muốn rằng tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới sẽ hiểu nhau, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau vươn tới một xã hội loài người cao hơn.

Vì vậy, việc nghiên cứu Phật học và viết sử Phật giáo của chúng tôi, không chỉ có ý nghĩa học thuật, mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc.

Lý Tiễn Lâm

Sách Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa Cận Đại (Bộ 2 Tập) của tác giả Ma Thiên Tường, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa Cận Đại (Bộ 2 Tập)