“Kinh giới là hai hình vị Hán Việt mà chữ Hán là 荆芥. Tại Trung Quốc, nó được gọi là hương nhu 香幕 nhưng, ở đây, chúng tôi sẽ không đi sâu vào sự khác biệt này mà chỉ muốn nhấn mạnh - như đã từng nhấn mạnh - rằng, về mặt từ nguyên, thì “Không phải tất cả những kẻ giống hệt nhau đều là bà con [với nhau]".
Thì là (với biến thể ngữ âm thìa là) là âm “nửa xưa nửa nay”của hai chữ Hán 紫蘇, mà âm Hán Việt hiện hành là thì la, mà hầu như tất cả những quyển từ điển tiếng Hán đều ghi nhận tên khoa học là Anethum graveolens, y chang tên khoa học của cây thì là ở Việt Nam.
Tía tô là âm “nửa xưa nửa nay” của hai chữ Hán 紫蘇, mà âm Hán Việt hiện hành là tứ tô, dùng để chỉ tên một loại rau, mà đó lại là thứ y chang rau tía tô của Việt Nam, đều có tên khoa học là Perilla frutescens. Chữ 紫 nay đọc thành tử nhưng đây là một chữ vốn thuộc vận mục chỉ 支, vận bộ chi 支 nên lẽ ra phải đọc là tỉ. Nhưng một số chữ thuộc vận bộ chi 支 đã chuyển nguyên âm từ I > IA/IÊ, mà ngay như chữ đứng đầu vận bộ là chữ chi 支 này cũng đã chuyển thành chia, như có thể thấy trong chia đôi, chia lìa, chia rễ, v.v. Vậy chẳng có gì lạ nếu trong tử tô 紫蘇, tử đã chuyển thành tía. Còn từ thanh thượng (dấu hỏi) của tỉ > tử 紫 sang thanh khứ (dấu sắc) của tía thì đây là một trong những luật biến đổi thanh điệu thường thấy nên chúng tôi bất tất phải chứng minh”
An Chi