Tất cả danh mục

Bài Ca Về Tự Do Và Niềm Vui

Giá bìa: 109.000 ₫

Giá bán tại NETA: 87.200 ₫

Tiết kiệm: 21.800 ₫-20%

Khuyến mãi & Ưu đãi tại NetaBooks:

  1. Mã giảm NETA2024 - GIẢM THÊM 5% CHO ĐH từ 299k
  2. Mã giảm NETA100K - GIẢM 100k CHO ĐH từ 1.499k
  3. Miễn phí giao hàng cho đơn hàng từ 150.000đ ở TP.HCM, 300.000đ ở Tỉnh/Thành khácXem chi tiết
  4. Bao sách miễn phí (theo yêu cầu)Xem chi tiết
  • Tác giả:

  • Ngày xuất bản:

    08 - 2022
  • Kích thước:

    13 x 20.5 cm
  • Nhà xuất bản:

    NXB Hà Nội
  • Hình thức bìa:

    Bìa mềm
  • Số trang:

    344

Cuốn sách cung cấp cho người đọc những phương pháp để đạt đến một cuộc sống thực sự ý nghĩa và trọn vẹn. Dưới ánh sáng của Phật pháp, thi ca, nghệ thuật, khoa học thực nghiệm, vụ trụ quan Đông phương và Tây phương được soi tỏ để từ đó mỗi người có được cái nhìn thấu suốt và tìm thấy được con đường đi của chính mình.

Thế nên, đạo Phật vô thượng là vì thế: đối với cái già nua, cổ lỗ của chúng ta là tính chất trẻ thơ vĩnh cửu vì chưa từng ô nhiễm của nó, ngược với cơn vô thường chóng vánh của đời người thì nó là Bất tử, Chân thường, đối với nỗi khổ đau vô vàn hình trạng của chúng ta thì nó là An Lạc, đối với phận kiếp sanh già bệnh chết của chúng ta thì nó là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tính cách trẻ thơ, luôn luôn tươi trẻ, vui đùa, khoái hoạt tự tại của tất cả các vị tăng Phật giáo đều bắt nguồn từ cái Thường, Lạc, Ngã, Tịnh này.

Sự trẻ trung tươi mới đó là do đã chết đi cái con người cũ kỹ của vòng sanh già bệnh chết, đã chết đi cái bản ngã nặng nề hợp tạo bằng tham, sân, si, mạn, nghi, tà, kiến… và bởi thế, nỗi sợ hãi chết đi, sự quay cuồng lo lắng giữa được và mất đã chết đi, các tướng sanh diệt đã chết đi: “Sanh diệt đã diệt, tịch diệt hiện tiền”.

Nói như một đệ tử trả lời thầy mình: “Con hiện nay da dẻ đã lột sạch, chỉ còn nguyên một Nhất Chân”.

Hay nói một cách văn vẻ như Trần Thái Tông:

"Ai hay mây cuốn trời không tịnh
Bên trời núi biếc lộng uyên màu."

Trong truyện Tây Du Ký, ở đoạn cuối cuộc hành trình, thầy trò Đường Tam Tạng đến một dòng sông rộng chỉ có độc nhất một chiếc đò để qua. Khi đò cập bến, sắp bước lên thì ngài Đường Tăng giật mình vì con đò không có đáy. Đang còn lưỡng lự, thì Tôn Ngộ Không đẩy ngài lọt vào trong đò rồi tất cả leo lên. Ra đến giữa sông, tất cả thầy trò mỗi người đều
thấy cái xác chết của chính mình từ thượng nguồn trôi xuống. Đoạn này diễn tả cái chết của phàm ngã mà Thiền gọi là “đại tử nhất phiên”. Con người cũ kỹ ngàn năm có chết đi, tâm phân biệt gây ra bao nhiêu tội lỗi có chết đi, thì mới đến được đất Phật, mới đến được bờ bên kia, bờ Niết bàn mà Đại thừa gọi là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.

Mục lục:

  • Phần 1: Bài ca của tự do và niềm vui
    • Tính chất trẻ thơ trong đạo phật
    • Quan niệm của phật giáo về cuộc đời và hạnh phúc
    • Chúng ta đến trần gian này để làm gì?
    • Bài ca của tự do và niềm vui
    • Những giá trị sống cho tuổi trẻ
    • Gần, quá gần
    • Trẻ trung vui đùaLời kêu gọi tâm linh
    • Tự do, bình an và hạnh phúc
  • Phần 2: Văn hóa là hiểu biết và thương yêu
    • Văn hóa là hiểu biết và thương yêu
    • Giáo dục Phật giáo: con đường chuyển hóa toàn diện
    • Đạo phật trong thế giới ngày nay
    • Sứ mạng thi sĩ: nhớ và tưởng
    • Linh hồn hay yếu tính thi ca
    • Nhân đọc lại tự thú của lev tolstoy
    • Einstein và con đường hài hòa của đông phương
    • Khoa học hiện đại và con đườngPhật giáo
    • Vũ trụ quan tây phương và đông phương
  • Phần 3: Con đường hạnh phúc
    • Mùa xuân từ cảm nghĩ đạo phật
    • Con đường hạnh phúc
    • Vài suy nghĩ về một nền văn hóa phật tánh
    • Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáo
    • Đi vào bản tánh của tâm thức
    • Mùa xuân vĩnh cửu của trí huệ từ bi
    • Tánh nghe
    • Tánh thấy
    • Đều đã thành Phật đạo

Trích đoạn nội dung:

Chúng ta thấy muôn loài đều đi tìm hạnh phúc. Ðạo Phật cũng thế, cùng chung với mọi người, đạo Phật đi tìm hạnh phúc. Và nếu dùng chữ “tu hành” theo cái nghĩa để chỉ cuộc đi tìm hạnh phúc, thực hiện hạnh phúc, thì quả thật, cả nhân loại không ai mà không tu hành. Người thì tu hành thực hiện tiền tài, người thì tu hành thực hiện dục lạc, người thì tu hành thực hiện danh vọng, người thì tu hành thực hiện trí thức... là những thứ mà người đời cho là hạnh phúc.

Nhưng tiếc thay, vì không thấy trước tất cả những cái đó đều vô thường, vô ngã; tất cả những thứ đó đều vô nghĩa trước sự vận hành không ngừng nghỉ của cuộc đời, nghĩa là sự vận hành không ngừng nghỉ của cái chết, cho nên khổ đau, tiếc hận, không thể nắm giữ là điều tất yếu.

Vậy thì chúng ta hãy ngồi xuống. Đành rằng ngồi thiền không phải là cách duy nhất để tiếp cận với thực tại, nhưng đó là cách cụ thể, vừa tầm cho tất cả chúng ta. Hãy ngồi xuống, cảm nhận và thể nghiệm trong thân tâm này có ánh sáng, có sự bình an càng ngày càng lớn rộng, có sự ngưng nghỉ của những tư tưởng cứ mãi lao xao trong những vòng quay hữu hạn của chúng, có tự do, tự do đối với tất cả những gì hữu hạn và tạm thời, có tình thương, có năng lực, có cái gì vô thượng và siêu việt, và nhiều nhiều thứ nữa. Thân tâm này chính là con đường đi đến thực tại tối hậu (đây là một cách nói vì thực tại tối hậu cũng phải là thực tại ban đầu, thực tại bổn nguyên).

Để đưa con người đến sự sống đúng hầu tiếp cận với cái chân thật, Phật giáo có rất nhiều pháp môn, phương pháp để chuyển hóa. Thế nên, ở đây chúng ta chỉ có thể nói đến sự học Phật giáo một cách chung chung. Sự học và thực hành ấy xảy ra trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian cho đến khi chết. Nhưng chúng ta có thể tóm tắt con đường Phật giáo là sự chuyển hóa tâm thức, từ tâm bất tịnh (càng bất tịnh bao nhiêu càng khổ đau bấy nhiêu) đến tâm thức thanh tịnh (càng thanh tịnh đến đâu càng chứng nghiệm Niết bàn đến đó). Như vậy, khi nói “từ bỏ” là từ bỏ cái giả (cái này sẽ đem đến khổ đau) để sống với cái chánh, cái thật (và cái này sẽ đem lại tự do và an lạc).

Phật tánh vốn có ở mỗi con người, nên một nền văn hóa như vậy đặt trọng tâm và mọi giá trị vào từng con người. Mỗi người vốn tiềm tàng điều kiện “cần và đủ” để thành tựu nhân cách tối thượng (Bi, Trí, Dũng) nên chính mỗi người cần được trân trọng dù đang ở trong hoàn cảnh như thế nào.

Từ cái nhìn này, mọi tương quan sinh hoạt xã hội càng có ý nghĩa hơn, ít nhất là đồng trên con đường trốn tránh khổ đau và hướng đến hạnh phúc, con đường thành tựu nhân cách tối thượng.

Khi nhìn chính mình và người khác với ý nghĩa “Người là Phật sẽ thành”, người ta có được giới luật, không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối… Chỉ với sự tôn trọng trên nền tảng của giới, người ta sẽ cư xử đúng pháp, biết được giá trị của đời sống, tin yêu mình, người khác và đời sống.

Thông tin tác giả

Nguyễn Thế Đăng

Đương Đạo Nguyễn Thế Đăng là một nhà sư, thuộc thế hệ thứ ba của Tổ Khai sơn chùa Tây Tạng ở Bình Dương là Thiền sư Nhẫn Tế (1888 – 1951). Tổ vốn thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 40, từng sang Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng tham bái và tu học. Tổ đã cầu đạo ở Tây Tạng, đắc pháp và được ban cho pháp danh Thubten Osel bởi những vị cao cấp của dòng Mũ Vàng (Gelugpa). Sau hơn một năm ở Tây Tạng, Tổ được phép trở về Việt Nam để lập chùa Tây Tạng, Bình Dương.

Tác phẩm đã in: Bài Ca Của Tự Do Và Niềm Vui (2022), Vũ Trụ Trong Hạt Bụi (2022), Thực Hành Theo Luận Đại thừa Khởi Tín (2021), Thiền Tông Bản Hạnh (2020), Chú Giảng Cư Trần Lạc Đạo Phú (2019), Kinh Nhập Lăng Già – Dịch Và Giảng (2016), Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh Giảng Giải (2016), Kinh Lăng Nghiêm Hành Giải (2016), Kinh Viên Giác Lược Giảng (2015), Thực Hành Kinh Kim Cương Bát Nhã…

Sách Bài Ca Về Tự Do Và Niềm Vui của tác giả Nguyễn Thế Đăng, có bán tại Nhà sách online NetaBooks với ưu đãi Bao sách miễn phí và Gian hàng NetaBooks tại Tiki với ưu đãi Bao sách miễn phí và tặng Bookmark
Bài Ca Về Tự Do Và Niềm Vui

Giá bìa: 109.000 ₫

Giá bán tại NETA: 87.200 ₫

Tiết kiệm: 21.800 ₫-20%