Cuốn An Enquiry Concerning Human Understanding (Một nghiên cứu về giác tính con người, 1748) được xuất bản nhằm đưa nội dung tác phẩm của ông A Treatise of Human Nature (Khảo luận về bản tính con người) (1738) tới rộng rãi đối tượng người đọc hơn.
Thông qua triết học của mình, Hume đã cố gắng tìm hiểu một thứ mà khoa học vẫn chưa lý giải được đó là bản chất hoạt động của bộ óc con người. Khoa học ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu thế giới, nhưng phần lớn tâm trí con người vẫn chưa được khám phá. Hume là người tiên phong trong việc sử dụng các nguyên tắc khoa học để khám phá cách chúng ta nghĩ về bản chất của sự nghĩ.
Theo quan điểm của Hume, nhiều niềm tin của chúng ta về thế giới không xuất phát từ kinh nghiệm hay lý trí mà từ cách trí óc chúng ta hoạt động (niềm tin đó nảy nở từ cái gốc tự nhiên sẵn trong ta).
Hume cho thấy trong khi con người cố gắng lý giải và gắn kết kinh nghiệm với niềm tin về sự tồn tại của mối liên hệ nhân quả, thì bản thân mối liên hệ nhân quả này không bắt nguồn từ bất kỳ duy nghiệm nào. Theo Hume, duy nghiệm của chúng ta bắt nguồn từ những thói quen nhất định của tâm trí.
- Ta kinh nghiệm quá khứ, hiện tại và mong đợi sự tương đồng sẽ xảy ra trong tương lai; nhưng đó không phải là hành vi từ kinh nghiệm, mà từ bản chất của mỗi chúng ta.
Nhưng Hume cũng đưa ra hoài nghi:
- Nếu niềm tin của chúng ta về thế giới không đến từ kinh nghiệm, thì tại sao chúng ta lại có những niềm tin đó?
- Liệu chúng ta có thể biết bất cứ điều gì về thế giới
Trên thực tế, ở cuốn sách này, Hume đưa ra những phân tích tâm lý học, lý giải cách thức hoạt động của tâm trí mà không xoáy vào câu hỏi liệu niềm tin của chúng ta là đúng hay sai. Thay vào đó, ông đặt câu hỏi về bản chất tạo ra niềm tin đó.
Các lập luận của Hume được trình bày theo lối cộng hưởng trình tự suy nghĩ sau đó đưa ra lập luận triết học, phân tích tâm lý học và khoa học.
- Tâm lý học: Hume là người tiên phong tìm hiểu tâm trí con người bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học.
- Triết học: Hume đã đóng góp vào nhận thức luận. Ông phân tích cách con người thu nhận kiến thức và cho ta thấy những niềm tin của chúng ta về thế giới sẽ không tương xứng với điều chúng ta muốn nghĩ - chỉ riêng dữ kiện trải nghiệm sẽ không là điều kiện đủ để lý giải thế giới.
- Khoa học: Hume cũng thách thức niềm tin vào sự tồn tại của Chúa, ông nêu ra những điểm yếu trong nền tảng của tôn giáo và sự hấp dẫn của chủ nghĩa hoài nghi, ông cho rằng chúng ta không có lý do chính đáng để tin rằng Chúa tồn tại hoặc phép màu xảy ra.
Chúng ta thường nghĩ là khoa học phải dựa trên bằng chứng. Hume cũng ủng hộ thế giới quan khoa học, nhưng ông thách thức giả định đó. Đối với ông, chỉ bằng chứng không thôi sẽ không thể giải thích cho niềm tin khoa học - luôn có khoảng cách giữa bằng chứng và tuyên bố khoa học. Các nhà triết học và nhà khoa học khi tiếp cận bản chất khoa học đều hiểu rất rõ lập luận này của Hume.
Cách tiếp cận của Hume mở ra những cánh cửa suy tư mới cho cách chúng ta nghĩ về thế giới. Hume luôn hỏi niềm tin của chúng ta đến từ đâu và tại sao chúng ta có thể nắm giữ được chúng?