Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là học phân thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo giáo viên có trình độ đại học. Đối với sinh viên chuyên ngành giáo dục mầm non, sau khi học xong học phân này, người học sẽ đạt được các chuẩn đầu ra của học phần, cụ thể như sau:
- Hiểu được các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học giáo dục;
- Biết một số phương pháp nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục mâm non;
- Trình bày rõ ràng các bước trong logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non;
- Có hiểu biết về cách đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục;
- Xây dựng được đề cương cho một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non.
Do vậy, trong việc biên soạn giáo trình, ngoài việc bao quát các khái niệm cơ bản của nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non, chúng tôi đã kết hợp phân đánh giá với các câu hỏi, thảo luận giúp sinh viên ngành Giáo dục Mầm non có hứng thú với việc tham gia các hoạt động khoa học. Đông thời, các nội dung của giáo trình cũng hướng tới việc hình thành khả năng tự rèn luyện kỹ năng nghiên cứu của người học, để từ đó người học có thể tin tưởng rằng, mình có khả nắng thực hiện các cuộc nghiên cứu khoa học độc lập trong tương lai khi đã là giáo viên mầm non.
Những năm qua, trong quá trình thực hiện học phần, cả giảng viên và sinh viên đã có những buổi thảo luận về các ý tưởng cho việc bổ sung ví dụ minh họa, cập nhật tài liệu trích dẫn cũng như thiết kế các câu hỏi sau mỗi chương. Việc biên soạn giáo trình lần này hướng tới việc thực hiện những ý tưởng đó, đồng thời tuân thủ các quy định về việc biên soạn giáo trình giảng dạy bậc đại học. Cuốn giáo trình “Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non” này được biên soạn tương ứng với học phần 01 tín chỉ lý thuyết, trước hết dành cho sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Tây Nguyên nhưng chúng tôi hy vọng nó có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên đang học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục và những ai quan tâm tới các hoạt động khoa học trong lĩnh vực giáo dục.
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để cuốn giáo trình được hoàn thiện ở những lần xuất bản tiếp theo. Chúng tôi rất vui khi được đọc và trân trọng cám ơn các ý kiến nhận được tại địa chỉ: Trương Thị Hiên, giảng viên khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hoặc email: tthien@ttn.edu.vn.
Đắk Lắk, năm 2020.
Trương Thị Hiền