Là một tác phẩm của Thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) viết về Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử với ba vị vua – Thiền sư đầu tiên của đời Trần: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là người chính thức khai sáng Thiền phái Trúc Lâm.
Qua sách này, chúng ta biết rõ thêm về Thiền tông Việt Nam vào thế kỷ 17, hơn 300 năm sau Sơ Tổ Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Có thể nói Thiền Tông Bản Hạnh là một tóm tắt cho biết Thiền tông Việt Nam đã phát triển như thế nào cho tới ngài Chân Nguyên. Đọc và nghiên cứu sách này, mỗi người chúng ta đều có thể rút ra được những tầm nhìn, để đóng góp phần nhỏ nhoi của mình cho văn hóa Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
-----
Từ còn để chỏm nhập dòng
Thiền Đập ngói dùi rùa chẳng ngoài cầu
Nhận được bản lai chân diện mục
Chỗ nào đi đến cũng thong dong.
Suốt ngày nhàn gảy đàn không điệu
Cửa nhàn không sự để quan tâm
Trong đây khúc nhạc không người hiểu
Chỉ có gió tùng họa lại âm.
Tung hoành chẳng lọt chỗ CÓ, không
Muôn pháp sum la trọn chẳng phân
Ăn cơm, đi ngủ tùy chỗ dụng
Lại không chuyện khác đáng để làm.
Một búng tay phá vạn núi non
Công phu như thế cũng là nhàn
Lạnh nóng đến đây không hay biết
Chưa từng can dự lão ông này.
Trong đây không thiếu cũng không dư
Phật cũng không, hề, người cũng không
Cảnh thu xa lắc trời xa lắc
Núi xanh mây tỏa chỉ chơi đùa.
- Trích “Tự Thuật”